Ngôi sao điện ảnh và là nhà tranh đấu Thổ Dân Rosalie Kunoth Monks qua đời hưởng thọ 85 tuổi

Amelia Kunoth-Monks and her grandmother Rosalie from the Utopia homeland community in the Northern Territory.

Amelia Kunoth-Monks and her grandmother Rosalie from the Utopia homeland community in the Northern Territory. Source: AAP

Người dân Úc đặc biệt là ở Lãnh Thổ Bắc Úc, hiện tưởng niệm việc ra đi của bà Rosalie Kunoth Monks, một người tiên phong trong nghệ thuật điện ảnh và là nhân vật tranh đấu nổi tiếng cho người Thổ Dân. Bà qua đời yên bình trong vòng tay của gia đình tại Alice Springs, hưởng thọ 85 tuổi. Là một người sống ở vùng trung tâm nước Úc, bà nổi tiếng qua bộ phim Jedda hồi thập niên 1950, trước khi trở thành một nhà tranh đấu trực ngôn và thiết tha cho quyền lợi của người Thổ Dân như bà.


Sinh trưởng trong một gia đình thuộc bộ tộc Anmatjere trên vùng đất khô cằn của sa mạc thuộc Lãnh Thổ Bắc Úc, bà Rosalie Kunoth Monks được nổi tiếng từ thời niên thiếu qua bộ phim kinh điển có tên là Jedda, cuốn phim màu đầu tiên của nước Úc.

Người con gái Ngarla của bà cho biết, mặc dù di sản của bà là một người tiên phong Thổ Dân, nhưng nữ diễn viên trẻ khá hướng nội trong thời gian đầu khởi nghiệp.

“Đó chỉ là chuyện họ căn dặn bà sẽ làm gì vào lúc đó, họ nói ‘chúng tôi sẽ quay phim bây giờ, bạn phải hành động và nói như thế nầy, và bà đã làm như vậy’.

"Bà rất thẹn thùng vì lớn lên trong một khung cảnh bộ tộc, nên chẳng biết nhiều về thế giới bên ngoài”, Ngarla.

Là một đứa trẻ mồ côi được một phụ nữ da trắng nuôi dưỡng, người thiếu niên bất đắc dĩ 16 tuổi đến từ vùng trung tâm nước Úc, đã trở thành nguồn cảm hứng cho cả cộng đồng Thổ Dân về sau.

Diễn viên đồng nghiệp Rob Collins cũng ở Lãnh thổ Bắc nói rằng, cộng đồng nghệ thuật ở Bắc Úc có một món nợ rất lớn, về lòng biết ơn đối với bà Kunoth-Monks.

“Tôi nhớ đang nghiên cứu nửa chừng về vai diễn của mình, khi ngồi trong một thư viện tại Darwin và theo dõi bộ phim Jedda, rồi thấy Rosalie và Robert Tudawalli trên màn ảnh, trong lúc suy nghĩ về bất cứ điều gì có thể xảy ra".

'Đó là di sản của bà, cho hàng thế hệ các diễn viên Thổ Dân trong tương lai”, Rob Collins.

Vào năm 1993, bà Rosalie Kunoth-Monks đã được trao tặng huân chương Úc vì những đóng góp cho Thổ Dân Úc.

Năm 2015, bà được NAIDOC vinh danh là người xuất sắc nhất của năm, cũng như là Người Úc của năm ở Lãnh thổ phía Bắc.

Những vinh dự danh giá như vậy là sự công nhận xứng đáng cho công việc cả đời của bà, bắt đầu khi bà được chuyển đến Melbourne ở tuổi thiếu niên, để trở thành một nữ tu.

Bà đã thành lập nhà trọ dành cho người Thổ dân đầu tiên ở Victoria, nơi bà đã điều hành trong mười năm trước khi trở lại vùng Trung tâm nước Úc.

Theo lời kể của cô con gái Ngarla, bà đã dành thời gian và sức lực để đấu tranh cho công lý của người Thổ Dân Úc.

“Chứng kiến mọi chuyện trực tiếp và cũng trải nghiệm những điều như vậy, bà sống qua suốt quãng thời gian đó và cảm thấy là mình xa lạ trong suốt thời gian nầy".

"Làm một điều gì đó cho một người và nếu chúng ta không đứng lên để nói lên tiếng nói của mình, thì chẳng có gì thay đổi và đó là cách thức mà mẹ tôi cảm nhận”, Ngarla.

Luôn là một người ủng hộ quyết liệt và cương quyết cho quyền của Người bản địa, bà đã thách thức suy nghĩ của cả nước với sự xuất hiện trong chương trình Hỏi và Đáp trên truyền hình vào năm 2014.

“Tôi nói ngôn ngữ Thổ Dân của chúng tôi và thực hành những tinh tuý về văn hóa của chúng tôi".

'Đừng nên tìm cách bắt buộc tôi và cho rằng tôi là người kiếm chuyện, tôi không phải là người gây sự".

"Tôi chẳng bao giờ rời khỏi quê hương tôi, cũng như chẳng bao giờ chia sẻ bất cứ phần nào của đất đai tổ tiên tôi".

"Không ai có thể qui định việc nầy bằng một hiệp ước, hay bảo với tôi biết tôi là ai”, Rosalie Kunoth Monks.
"Tôi biết bà cố gắng dạy tôi tiếng nói Thổ Dân khi bà ngồi đó trong 2 phút, rồi cho biết ‘bà đầu hàng’ vì tôi chẳng nói được một số tiếng nào đó. Thế nhưng bà cũng hay cười chế nhạo tôi rất nhiều về chuyện đó”, Amelia Kunoth Monks.
Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2018, bà thừa nhận là bà không nghĩ là người Thổ Dân Úc kiểm soát được những gì họ nhận thấy trên màn ảnh truyền hình.

“Khi tôi tìm cách bắt chước những gì được xem là nhạy cảm trong dòng chính mạch ở Úc, thì hầu hết là những chuyện mà chúng tôi đứng lên chống lại kỳ thị, cũng như các định kiến đối với người Thổ Dân chúng tôi”, Rosalie Kunoth Monks.

Bà mất đi để lại 5 người con và 19 cháu, trong đó có cô cháu tên là Amelia Kunoth Monks.

“Mọi chuyện tôi nhớ về bà ngoại tôi là nụ cười của bà, những câu chuyện bà kể, rồi tiếng gào thét của bà trên truyền hình về toán Geelong yêu mến của bà".

"Tôi biết bà cố gắng dạy tôi tiếng nói Thổ Dân khi bà ngồi đó trong 2 phút, rồi cho biết ‘bà đầu hàng’ vì tôi chẳng nói được một số tiếng nào đó".

"Thế nhưng bà cũng hay cười chế nhạo tôi rất nhiều về chuyện đó”, Amelia Kunoth Monks.

Một lễ tưởng niệm sẽ được cử hành để ghi nhớ một cuộc đời đáng nhớ luôn gắn bó với vùng Alice Springs,trước khi một tang lễ có tính cách riêng tư tại quê nhà ở Utopia.
Thêm thông tin và cập nhật Like SBS Vietnamese Facebook

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại sbs.com.au/vietnamese


Share