Ngôn ngữ Thổ Dân có thể biến mất nếu không can thiệp

Lurra Language and Culture Centre in Maningrida in Arnhem Land is running Indigenous cultural induction programs to try and retain new teachers at Maningrida College.

It's all smiles in Anastasia Hancock's classroom. Source: NITV, Elliana Lawford

Một cuộc khảo sát mới gây nhiều quan ngại cho thấy, có hơn 20 phần trăm các ngôn ngữ trên thế giới có thể không còn được sử dụng trong vòng 80 năm tới. Nghiên cứu của Úc tìm thấy có gần 1500 loại ngôn ngữ có nguy cơ mất đi và phần lớn là tiếng Thổ Dân, trừ khi có những biện pháp mạnh mẽ để bảo tồn việc sử dụng chúng. Một nhà tù nữ ở Tây Úc đi tiên phong trong việc dạy ngôn ngữ Thổ Dân.


Các ngôn ngữ Thổ Dân tại Úc đã được khắc sâu trong lịch sử, thế nhưng một nghiên cứu mới cho thấy tương lai của chúng vẫn đang ở thế quân bình.

“Chúng tôi tìm thấy rằng nếu không có sự can thiệp, thì việc mất đi các loại ngôn ngữ sẽ diễn ra trong vòng 40 năm, tương đương với việc biến mất một ngôn ngữ mỗi tháng trong một thế kỷ tới”, Felicity Meakins.

Đó là giáo sư Felicity Meakins, đồng tác giả của cuộc nghiên cứu.

Được biết Đại học Quốc gia Úc cho biết có đến 7 ngàn ngôn ngữ được nhìn nhận trên khắp thế giới, khảng phân nửa đã gặp nguy cơ và 1500 có thể hoàn toàn biến mất.

Các khó khăn diễn ra trên khắp thế giới, với mỗi châu lục đều có hàng chục loại ngôn ngữ có thể không còn tồn tại khi không ai xdg vào cuối thế kỷ nầy.

Giáo sư Meakins cho rằng, lý do chính yếu là sự thống trị của Anh Ngữ.

“Một trong những khám phá quan trọng quan trọng trong cuộc nghiên cứu, là trường học là một động lực chính yếu trong việc duy trì một ngôn ngữ".

"Vì vậy việc dạy một ngôn ngữ chủ yếu ở địa phương là cần thiết và thông điệp từ việc nầy là vấn đề giáo dục song ngữ, cũng như nhu cầu cần hỗ trợ cho chương trình giáo dục của cả về giá trị cùng sự hỗ trợ tiếng Thổ Dân, cũng tương tự như các loại ngôn ngữ thường sử dụng ở địa phương”, Felicity Meakins.

Bà cho biết ngôn ngữ Thổ Dân và dân đảo Torres, nằm trong số các loại tiếng nói bị nguy cơ lớn nhất do không còn nữa.

“Trước thời thuộc địa, có hơn 250 ngôn ngữ Thổ Dân được sử dụng, phần lớn là những tiếng địa phương".

'Nay chỉ còn độ 40 tiếng nói còn được sử dụng và 12 ngôn ngữ hiện được dạy cho trẻ em”, Felicity Meakins.

Thế nhưng không phải mọi người đều đồng ý với quan điểm nói trên.

Công việc của Giáo sư Jakelin Troy nhắm vào việc bảo tồn các ngôn ngữ.

“Chúng ta có khoảng 407 ngôn ngữ trên nước Úc, đó là việc phỏng đoán hiện tại về số lượng ngôn ngữ của Úc".

"Tôi muốn nói rằng mọi tiếng nói đều có người thông thạo và một số người thuộc loại ngôn ngữ nầy, thì nó không gặp nguy cơ biến mất, vì đó là ngôn ngữ của họ và họ cố sức duy trì”, Jakelin Troy.

Trong khi đó, bắt đầu năm tới, các nhà tù tại Tây Úc sẽ dạy những ngôn ngữ Thổ Dân, thuộc một phần của chương trình cải huấn tù nhân. Chương trình mới được chính phủ tiểu bang phát động và hiện ở giai đoạn thử nghiệm tại một trung tâm giam giữ nữ tù nhân được phóng thích sớm gần Perth.

Các tù nhân nữ nầy sẽ được ra khỏi nhà tù nay mai, vào lúc nầy họ đang học tiếng Noongar, loại ngôn ngữ của người Thổ Dân thuộc vùng tây nam cuả tiểu bang Tây Úc.

Ông Denise Smith Ali là giảng viên cao cấp về ngôn ngữ Noongar cho biết.

"Họ học về ngôn ngữ Noongar các từ ngữ về mẹ, cha, chị, anh, chú bác rồi cô dì".

"Họ có thể kể các câu chuyện hay hát những lời ca, bằng ngôn ngữ liên quan đến gia đình họ".

"Đồng thời chúng tôi nhìn vào mối giây thân thuộc như thế nào, khi là một thành viên trong Thế hệ Bị Đánh Mất, vốn sống xa gia đình và có cơ hội tìm các nối kết trở lại”, Denise Smith Ali.

Mục tiêu của chương trình nầy là gắn kết việc học ngôn ngữ với việc cải huấn, học hỏi về cấu trúc gia đình và mối quan hệ với văn hóa bản địa.

“Tôi nghĩ việc phát triển loại ngôn ngữ về mối liên hệ thân thuộc, là một ý tưởng rất mạnh mẽ về nguồn gốc và lý lịch".

"Họ cũng tìm thấy những gắn kết xã hội, các vật tổ, những tên về di sản, cũng như biết được địa danh nơi họ đã chào đời và lớn lên”, Denise Smith Ali.
"Vì vậy có đề nghị cho rằng, chúng có lẽ là những tiếng nói cổ xưa nhất theo truyền thống ở bất cứ nơi nào trên thế giới”, Jakelin Troy.
Được biết chính phủ Tây Úc phát động chương trình ngôn ngữ và cải huấn trong tháng nầy, với ngân khoản 300 ngàn đô la tài trợ trong 2 năm.

Kế hoạch được thử nghiệm tại Trung tâm phụ nữ được phóng thích sớm ở Baronia và sẽ được áp dụng cho các nhà tù khác trên khắp tiểu bang vào năm tới.

Các loại ngôn ngữ khác biệt sẽ được giảng dạy tại các vùng miền khác nhau, với sự hợp tác của các Trung tâm Ngôn ngữ Thổ Dân địa phương.

Ông George Hayden là giám đốc của Trung tâm Ngôn ngữ Noongar Boodjar, chịu trách nhiệm về việc thiết kế và cung cấp các lớp ngôn ngữ tại nhà tù Baronia.

"Khi tôi trở lại vùng đất quê nhà, tôi phải nói thứ tiếng của bộ tộc mình với các bậc trưởng thượng".

"Đó là lý do vì sao tôi nghĩ ngôn ngữ là quan trọng đối với mọi người Thổ Dân trên khắp nước Úc”, George Hayden.

Có khoảng 20 phụ nữ tham dự vào khoá học kéo dài 5 tuần lễ tại Baronia.

Nhiều người có trình độ đọc viết rất kém, cũng như trải qua nhiều chấn thương tâm lý.

Họ không thể xác định được bản sắc của mình, tuy nhiên một trong các phụ nữ nói rằng họ hy vọng sẽ hoàn tất khóa học trước khi được trả tự do vào tháng giêng năm tới.

“Chỉ cần học về những liên lạc và nguồn gốc của mình về nơi nào quí vị đến đây, ngoài ra còn những thay đổi mà người Thổ Dân đã trải qua”, một phụ nữ học viên.

Trong khi đó, Bộ Trưởng phụ trách Dịch vụ Cải huấn Tây Úc là ông Fran Logan cho biết, đây là lần đầu tiên trong bất cứ tiểu bang hay lãnh thổ Úc nào, tìm cách dạy ngôn ngữ Thổ Dân trong tù với mức độ như vậy.

“Chúng tôi có nhiều người Thổ Dân bị giam giữ tại Tây Úc và nhiều người trong số họ chẳng biết ngôn ngữ của bộ tộc của mình".

"Tại sao không dùng thời gian nầy một cách có ích, như là một phần trong công tác cải huấn?".

"Đó chỉ là một ý tưởng đơn giản và rõ ràng, thế nhưng lại là một đề nghị chưa bao giờ được thử nghiệm cả”, Fran Logan.

Các giáo chức hy vọng sau khi trở lại cuộc sống tự do, những phụ nữ nầy sẽ ủng hộ việc hồi sinh các ngôn ngữ Thổ Dân, với tư cách là những nhà lãnh đạo trong cộng đồng của họ.

“Sau nầy khi họ ra khỏi tù, họ có thể chỉ dạy các gia đình khác về những gì sẽ làm trong cuộc nghiên cứu đó, vốn là một sự gắn kết hết sức mạnh mẽ với vùng đất thân yêu và bản sắc của họ”, Denise Smith Ali.

Việc hồi sinh ngôn ngữ Thổ Dân vốn gần như biến mất, sẽ dẫn đến kho tàng văn hóa truyền thống của họ, trong đường hướng tìm ra một con đường thăng tiến mới.

Trở lại giáo sư Jakelin Troy cho biết, một điều được mọi người đồng thuận là nhu cầu tài trợ nhiều hơn để chắn chắn rằng, chiếc thảm ngôn ngữ phong phú của Úc tiếp tục được duy trì trong tương lai.

“Ngôn ngữ của chúng ta không liên kết với bất cứ ngôn ngữ nào khác trên thế giới, đó là điều chúng tôi hiểu biết cho đến gờ phút nầy".

"Vì vậy có đề nghị cho rằng, chúng có lẽ là những tiếng nói cổ xưa nhất theo truyền thống ở bất cứ nơi nào trên thế giới”, Jakelin Troy.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share