Một tuần họp tại quốc hội New Zealand, như một tổ ong, mọi hoạt động đang diễn ra náo nhiệt.
Hai tháng nữa là đến cuộc bầu cử liên bang, các cuộc thăm dò cho thấy sự ủng hộ đối với chính phủ Lao động đang giảm sút.
Các đảng nhỏ được cử tri yêu thích hơn.
Nghị sĩ Debbie Ngarewa-Packer là đồng lãnh đạo của Te Pati Maori, dẫn đầu việc thúc đẩy chuyển đổi hiến pháp:
"Aotearoa sẽ như thế nào nếu sự phát triển tự nhiên của chúng tôi không bị can thiệp, nếu Hiệp ước Waitangi được tôn trọng. Đáng lý ra chúng tôi sống có thể sống hòa thuận, chúng tôi sống có phẩm giá, bên cạnh nhau. Người Maori có thể khẳng định độc lập, tự chủ và sự tự quyết."
Văn bản thành lập New Zealand, Hiệp ước Waitangi, được ký kết vào năm 1840.
Hiệp ước là một thỏa thuận, bằng tiếng Maori và tiếng Anh, được lập giữa Vương quốc Anh và khoảng 540 rangatira, hay còn gọi là tù trưởng người Maori.
Tuy nhiên, các phiên bản tiếng Anh và tiếng Maori của Hiệp ước không phải là bản dịch chính xác.
Đáng lý ra chúng tôi sống có thể sống hòa thuận, chúng tôi sống có phẩm giá bên cạnh nhau. Người Maori có thể khẳng định độc lập, tự chủ và sự tự quyết.Nghị sĩ Debbie Ngarewa-Packer
Sự khác biệt lớn nhất là từ 'chủ quyền', được dịch từ 'kawanatanga' có nghĩa là 'quản trị'.
Năm 1975, Tòa án Waitangi được thành lập để kích hoạt quá trình giải quyết những sai lầm lịch sử.
Kể từ đó, hơn 2000 yêu cầu đã được đệ trình lên tòa án và một số thỏa thuận lớn đã đạt được, trị giá hàng trăm nghìn đô la.
Ông Andrew Little là bộ trưởng chịu trách nhiệm về Đàm phán Hiệp ước.
"Hành vi của chính phủ hoàng gia thực sự rất kinh khủng trong lịch sử. Vì vậy, quá trình hòa giải điều này gồm hiểu nó, biết rằng nó đã xảy ra, hoàng gia chấp nhận, rồi sau đó thương lượng khắc phục.
Đây là một con đường cực kỳ quan trọng để đến với vương quyền , khôi phục sự tôn trọng hoặc địa vị của nguời Maori ở New Zealand. Đó là một quá trình rất quan trọng phải trải qua."
Thủ tướng Anthony Albanese cam kết thực hiện lời hứa của Lao động về Tiếng nói, hiệp ước và sự thật trong bài phát biểu chiến thắng trong đêm bầu cử của ông tại cuộc bầu cử vừa qua.
Đây trở thành một điểm nhấn chính trị trong những tuần gần đây, chẳng hạn như trong cuộc trao đổi giữa nghị sĩ liên đảng Sussan Ley và nghị sĩ Lao động Linda Burney.
"Tiến bộ ở Makarrata sẽ không xảy ra cho đến khi cuộc trưng cầu dân ý hoàn thành. Ưu tiên của chúng tôi là công nhận hiến pháp thông qua Tiếng nói", nghị sĩ Burney nói trước Quốc hội.
Các hiệp ước cấp tiểu bang đã được tiến hành ở Queensland, Lãnh thổ phía Bắc và Victoria, những người đề xuất đang tìm đến New Zealand để xin lời khuyên.
Ông Andrew Little, bộ trưởng chịu trách nhiệm về Đàm phán Hiệp ước chia sẻ.
"Họ muốn biết hành trình sẽ thế nào, tôi hiểu phần lớn cảm giác sẽ ra sao. Bởi vì đây là con đường không bằng phẳng. Có những người cảm thấy lo lắng về điều đó.
Có những người nghĩ rằng bằng cách nào đó, một số đặc ân lớn hơn được trao cho người Thổ dân. Không phải vậy! Đây là việc khôi phục vị trí và vị thế mà họ luôn có trước khi những người định cư đến.Bộ trưởng Đàm phán Hiệp ước Andrew Little
Cùng với việc thực hiện một Hiệp ước, có bảy ghế Maori được chỉ định trong quốc hội New Zealand, những nghị sĩ được bầu bởi các cử tri Maori, họ có thể chọn bỏ phiếu trên một danh sách bầu cử riêng biệt.
Đây không đơn thuần là Tiếng nói gửi tới quốc hội mà là Tiếng nói trong quốc hội.
Những công dân New Zealand này hoàn toàn ủng hộ các mục tiêu của Hiệp ước Waitangi.
"Vùng đất mà chính phủ này được xây dựng là vùng đất của Người Thổ dân. Tại sao họ không được có Tiếng nói?"
Úc và New Zealand có lịch sử rất khác nhau.
Nhưng khi cuộc trưng cầu dân ý về Tiếng nói Thổ dân đến gần, cả bà Debbie Ngarewa-Packer và ông Andrew Little đều đưa ra những phản ánh về con đường hướng tới hòa giải của New Zealand.
"Mặc dù Hiệp ước không được tôn trọng ở mức đáng lẽ phải có ở Aotearoa. Đó là ngưỡng mà chúng tôi hướng tới. Nếu bạn giữ ngưỡng của mình ở mức thấp về cách đối xử với Thổ dân, thì không có khát vọng chút nào cho vị trí người Thổ dân."
"Mọi người sẽ cảm thấy lo lắng, mọi người sẽ thấy không thoải mái, mọi người sẽ được yêu cầu bước ra khỏi vùng an toàn của họ. Đó là cảm giác của quá trình hòa giải dân tộc. Nhưng không có gì phải sợ. Điều quan trọng là tham gia vào quá trình tranh luận."