Những nhìn nhận quốc tế trong công nhận tiếng nói đại diện của người thổ dân

Mattias Ahren, Victoria Tauli-Corpuz and Mick Dodson address the National Press Club

Mattias Ahren, Victoria Tauli-Corpuz and Mick Dodson address the National Press Club ' in Canberra, Wednesday, July 4, 2018. Source: AAP

8 tháng đã trôi qua kể từ khi chính phủ Turnbull chính thức từ chối một khuyến nghị quan trọng của Hội đồng Trưng cầu dân ý về việc cần thiết lập một cơ quan tư vấn người bản địa mới. Khuyến nghị cho rằng, một tiếng nói đại diện người Úc bản địa trong quốc hội cần được lập pháp hóa, chứ chỉ là "chấp nhận" hay "có khả năng". Vậy liệu còn có những phương án nào khác trong việc công nhận tiếng nói của những người thổ dân. Chủ đề này được thảo luận tại Canberra tuần trước bởi ba chuyên gia hàng đầu về quyền của người thổ dân.


Nhóm chuyên gia này do Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia tập hợp, đưa ra cách tiếp cận khác nhau ở các quốc gia khác nhau, liên quan đến tiếng nói của người thổ dân – một trong những vấn đề hiện vẫn còn nhiều vướng mắc tại Úc.

Từ kinh nghiệm xử lý về vấn đề này tại Canada, Hoa Kỳ, các nước bán đảo Scandinavia, Tân Tây lan và Úc, nhóm chuyên gia quan tâm đến quá trình công nhận tiếng nói của người thổ dân trong hiến pháp.

Cựu Giám đốc Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu thổ dân tại Đại học Quốc gia Úc, Giáo sư Mick Dodson, nói rằng, quyết định từ chối của Thủ tướng Malcolm Turnbull về tiếng nói của người thổ dân tại quốc hội cần được bảo vệ bằng điều khoản trong hiến pháp là "đáng tiếc".
"Tôi đang nói, chúng ta hãy đối thoại về tất cả mọi thứ. Chúng ta không nên đóng cửa trước bất cứ ý tưởng hay thảo luận nào” - Cựu Giám đốc Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu thổ dân tại Đại học Quốc gia Úc, Giáo sư Mick Dodson
Có một tiếng nói đại diện cho người bản địa tại Quốc hội là một trong những kiến nghị chính của Tuyên bố Uluru. Bản tuyên bố này được một nhóm đại diện gồm khoảng 250 người Úc bản địa nhất trí tại Uluru vào năm 2017.

Giáo sư Dobson nói, dẫu tuyên bố Uluru không mang lại kết quả như mong muốn thì điều đó cũng không có nghĩa là, đối thoại về vấn đề người Úc thổ dân nên dừng lại. GS Dobson nói: “Ngoài những vấn đề rộng, như những gì tuyên bố Uluru nói về sự công nhận trong hiến pháp; một phần của cuộc đối thoại này là làm cách nào để chúng ta thương thảo một cách chi tiết hơn về việc đó. Tôi đang nói, chúng ta hãy đối thoại về tất cả mọi thứ. Chúng ta không nên đóng cửa trước bất cứ ý tưởng hay thảo luận nào”

Một thành viên của nhóm, đến từ tiểu bang Victoria bà Tauli-Corpuz, một lãnh đạo thổ dân đêbs từ vùng Cordillera ở Philippines, nói rằng, nước Úc da trắng có vai trò trong việc thúc đẩy quản trị bản địa. Bà nói: “Đây cũng không phải là một dự án của người thổ dân. Đây là một dự án mang tính quốc gia, với mọi người. Và tôi nghĩ rằng, như Mick đã đề cập, trong cộng đồng, rất nhiều người có thiện ý chí hỗ trợ cho nhu cầu của người Úc bản địa’.

Ông Mattias Ahren là Giáo sư Luật tại Đại học Arctic  của Na Uy, một chuyên gia về quyền của người bản địa trên phạm vi quốc tế. Ông là người Saami - một cộng đồng những người chăn tuần lộc ở Na Uy và Thụy Điển.

Giáo sư Ahren nói rằng, trong các nước phát triển có người thổ dân trong thành phần dân số, Úc là một trường hợp bất thường vì trong hệ thống chính trị, hiến pháp lại không đề cập đến tiếng nói của người bản địa. Ông nói: “Các nhà nghiên cứu và giới học giả đã lặp đi lặp lại rằng, nếu người bản địa được tham gia và tiếng nói của họ ảnh hưởng một cách tích cực đến đến quá trình ban hành luật lệ và chính sách, điều đó sẽ tốt hơn rất nhiều. Nếu những cơ quan như vậy được thiết lập và qua đó, người bản địa có thể tham gia tích cực vào việc xây dựng những luật lệ ảnh hưởng đến họ, điều đó không những tốt cho người bản địa mà còn cho cả nước”.


Share