Nhiều người không ủng hộ nền quân chủ khi lễ đăng quang của Vua Charles sắp diễn ra

Britain Coronation Preparations

The Stone of Destiny is seen during a welcome ceremony ahead of the coronation of Britain's King Charles III, in Westminster Abbey, London, Saturday, April 29, 2023. (Susannah Ireland/Pool Photo via AP) Credit: SUSANNAH IRELAND/AP

Lễ đăng quang của Vua Charles III sẽ diễn ra thứ Bảy tuần này. Nhưng một cuộc khảo sát mới đã phát hiện ra rằng sự ủng hộ dành cho Chế độ quân chủ ở Anh đã giảm đáng kể trong thập niên qua và những người cộng hòa nghĩ rằng bây giờ là lúc để đưa ra cơ hội cho Anh được trực tiếp bầu chọn ra nguyên thủ quốc gia.


Trong những tuần gần đây, bất cứ nơi nào Vua Charles đến, những người biểu tình mặc áo vàng và đen đều xuất hiện với một thông điệp đơn giản.

“Không phải nhà Vua của tôi, không phải Vua của tôi. Không phải vua của tôi!”.

Người theo chủ nghĩa Cộng hòa ở Anh cảm thấy việc Vua Charles đệ tam lên ngôi mang đến cho họ cơ hội để thay đổi suy nghĩ của những người theo chủ nghĩa quân chủ.

Họ sẽ có mặt tại Lễ đăng quang nói lên lập trường của mình.

Ông Graham Smith là Giám đốc điều hành của ‘Republic -Cộng hòa', nhóm chiến dịch của Anh muốn xóa bỏ Chế độ quân chủ lập hiến.

“Bây giờ tình hình rất khác, Nữ hoàng là ngôi sao của họ, lá chắn nhiệt của họ. Bà đã làm chệch hướng rất nhiều lời chỉ trích, giờ ta có vua Charles, người mà mọi người không mấy quan tâm.
Toàn bộ tình hình đã thay đổi. Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, nhận thức rộng hơn về những thứ như chủ nghĩa thực dân và chế độ nô lệ. Tất cả những điều này kết hợp với nhau khiến mọi người muốn dẹp chế độ quân chủ.
Graham Smith, giám đốc Republic
Việc chúng tôi bước ra và phản đối ngay tại nơi Charles đăng quang trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.”

Xung quanh Cung điện Buckingham có rất nhiều người tụ tập phấn khích trước Lễ đăng quang, nhưng người Anh thực sự cảm thấy thế nào?

SBS đã đến Brixton ở phía Nam London để xem liệu mọi người có đang lo lắng về sự kiện lớn vào thứ Bảy tuần này hay không.

"-Vâng, tôi rất vui vì ông ấy sẽ lên ngôi vua, nhưng tôi không biết liệu ông ấy có giúp ích gì cho chúng ta không.

-Tôi thích lễ đăng quang lắm, tôi mong chờ!

-Đáng buồn thay, tôi không có tình yêu dành cho hoàng gia. Tại sao vậy, chúng chỉ làm lãng phí mọi thứ mà thôi.

-Đó có vẻ là một khoản chi phí quá lớn, nhưng mặt khác, tôi nhìn lại quá khứ gần đây và tôi nghĩ, chúng ta thực sự cần một vị vua. Bởi vì mỗi khi tôi tưởng tượng một người như Boris Johnson đi khắp thế giới với tư cách là nguyên thủ quốc gia, không chỉ là người đứng đầu chính phủ, khiến tôi ớn lạnh sống lưng.”

Tổng chi phí cho lễ hội cuối tuần này ước tính vào khoảng 188 triệu đô la Úc.

Đảng Cộng hòa chỉ ra rằng có thể rẻ hơn nhiều.

Phần duy nhất của Lễ đăng quang bắt buộc phải diễn ra theo luật là đọc lời tuyên thệ Đăng quang.

Tất cả sự hào hoa và nghi lễ chỉ là truyền thống.

Ông Graham Smith nói rằng buổi lễ là thái quá với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt hiện nay.

“Đó là một cuộc diễu hành vô nghĩa, một cuộc diễu hành phù phiếm, ông ấy đã là vua rồi. Ông ta có thể đã tuyên bố khi bắt đầu triều đại của mình. Nhưng thay vào đó, ông ấy nói rằng không chỉ tổ chức lễ đăng quang mà còn làm cho nó trở nên xa hoa, đắt đỏ. Tất cả những lời bàn tán về việc giảm bớt và thu nhỏ lễ đăng quang lại đã không xảy ra.”

Sự ưa chuộng và ủng hộ Chế độ quân chủ đã giảm ở Anh kể từ khi Vua Charles lên nắm quyền.

Vào năm 2013, một cuộc thăm dò cho thấy 75% số người được hỏi thích Chế độ quân chủ hơn là bầu chọn một nguyên thủ quốc gia.

Một cuộc thăm dò được thực hiện vào tháng 4 cho thấy tỷ lệ này đã giảm xuống 58%; trong số những người từ 18-24 tuổi chỉ có 32% ủng hộ Nhà vua.

Lễ đăng quang sẽ là một sự kiện lớn, hàng trăm nghìn người sẽ xếp hàng trên đường phố, hàng triệu người sẽ xem nó trên truyền hình.

Và nhiều người nữa sẽ rất vui khi chính phủ thưởng cho họ một kỳ nghỉ cuối tuần kéo dài.

Share