Năm 1944, luật sư người Ba Lan Raphael Lemkin đã đặt ra thuật ngữ 'diệt chủng', một phần để phản ứng lại cuộc diệt chủng Holocaust, cũng như các sự kiện lịch sử trước đó.
Ông kết hợp tiền tố tiếng Hy Lạp ‘genos’, có nghĩa là chủng tộc, và hậu tố tiếng Latin ‘cide’, có nghĩa là giết chóc.
Chính từ chiến dịch vận động của Lemkin mà Công ước diệt chủng đã được phê chuẩn vào năm 1948.
Hiện nay có hơn 150 quốc gia tham gia công ước này, nghĩa là họ có trách nhiệm ngăn chặn và trừng phạt tội diệt chủng.
Nhưng với hàng trăm sự kiện và hoàn cảnh có thể nằm trong định nghĩa về diệt chủng, chỉ một số ít được pháp luật công nhận.
Điều này là do nhiều yếu tố chính trị và pháp lý.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn thường nghe từ 'diệt chủng' được dùng để mô tả sự tàn phá khủng khiếp - không chỉ trong bối cảnh luật pháp quốc tế.
Nhiều học giả đồng ý rằng thuật ngữ này có thể được dùng để bày tỏ sự đau buồn và phản đối.
Giáo sư Thực hành về Nhân quyền và Luật quốc tế tại Đại học New York Vasuki Nesiah cho biết: “Nó trở thành một cách để diễn giải những trải nghiệm khác nhau về tình trạng lạm dụng nghiêm trọng”.
SBS Examines đã đi sâu vào lịch sử gây tranh cãi của tội ác diệt chủng và xem xét cách từ này được sử dụng ngày nay.