Nhân chứng Jasmin xuất hiện trước Ủy ban Hoàng gia Điều tra về Người khuyết tật.
Bà kể lại trải nghiệm của người bạn Nathan của con trai bà, tại Trung tâm giam giữ thanh thiếu niên Banksia Hill của Tây Úc.
“Tôi không còn cảm thấy mình có thể quan hệ với bất kỳ ai nữa, cảm thấy bế tắc và không thể tin tưởng bất cứ ai nữa và chưa bao giờ cố gắng tự làm hại bản thân trước khi đến Banksia".
"Những gì đã xảy ra tại Banksia khiến tôi cảm thấy như vậy, tệ hại là tôi đã muốn tự sát”, Jasmin.
Những lời của bà được đưa ra vào ngày đầu tiên của phiên điều trần công khai ở Perth, tạo thành một phần của Ủy ban Hoàng gia về việc Lạm dụng và Bỏ mặc Người Khuyết Tật và trọng tâm tuần này, là kinh nghiệm của những người trong môi trường quản thúc.
Nathan, người được chẩn đoán mắc chứng Rối loạn tăng động giảm chú ý và bị giam giữ năm 11 tuổi.
Bà Jasmin nói rằng, hành vi của cháu khiến đưa đến hình phạt thể xác, bị giam cầm trong thời gian dài và sử dụng còng tay để kiềm chế.
“Điều đó thật tồi tệ, nó làm tôi suy sụp và khiến tôi trở thành một con người khác".
"Tôi chỉ thấy hạnh phúc khi được ngồi đây hôm nay".
"Khoảng thời gian cô lập đã thay đổi tôi và biến tôi thành một con người mà tôi không muốn trở thành như vậy”, Jasmin.
"Một tỷ lệ đáng kể trong nhóm này có những nhận thức thiếu sót, cũng như khuyết tật tâm lý xã hội chưa được chẩn đoán”, Patrick Griffin.
Người mẹ cũng chia sẻ những lo lắng về sự cô lập mà con trai riêng của bà là Maison, phải đối mặt tại trung tâm giam giữ.
Chủ tịch Ủy ban Hoàng gia Ronald Sackville chủ trì cuộc họp của Ủy ban từ xa.
“Bằng chứng tại phiên điều trần này, là sẽ xem xét các điều kiện giam giữ người khuyết tật trong hệ thống tư pháp hình sự, bao gồm cả các điều kiện ở cả trung tâm giam giữ thanh thiếu niên và nhà tù người lớn".
"Trọng tâm sẽ chủ yếu, thế nhưng không chỉ tập trung vào hệ thống tư pháp hình sự ở Tây Úc”, Ronald Sackville.
Trọng tâm của Ủy ban, là kiểm tra xem những người bị giam giữ là người khuyết tật, có được xác định một cách hiệu quả hay không, cũng như các cách cung cấp hỗ trợ phù hợp về mặt văn hóa cho người Thổ Dân hay không.
Ông Patrick Griffin là Cố vấn Cao cấp cuả Ủy ban.
“Một tỷ lệ đáng kể trong nhóm này là bị suy giảm nhận thức, cũng như khuyết tật về tâm lý xã hội chưa được chẩn đoán".
"Điều quan trọng đối với việc bạn cân nhắc những vấn đề này, đang được đặt ra trước mắt, là không có dữ liệu phân tích thống nhất trên toàn quốc, về số người khuyết tật Thổ Dân trong tù”, Patrick Griffin.
Thế nhưng những gì được biết, là người Thổ Dân đang bị ảnh hưởng một cách không cân xứng, với các mối quan tâm về phúc lợi.
Ông Patrick Griffin một lần nữa cho biết.
“Tây Úc có tỷ lệ đại diện quá cao của những người Thổ Dân trong tù, so với các tiểu bang và vùng lãnh thổ".
"Theo bản phúc trình, phụ nữ Thổ Dân là nhóm tù nhân phát triển nhanh nhất ở Úc".
"Một tỷ lệ đáng kể trong nhóm này có những nhận thức thiếu sót, cũng như khuyết tật tâm lý xã hội chưa được chẩn đoán”, Patrick Griffin.
Được biết Chủ tịch Ủy ban Điều tra Hoàng gia nói rằng, bằng chứng đã cho thấy mức độ khuyết tật đã bị hình sự hóa ở Úc và hiện nay Ủy ban đang tìm cách xác định cách thức để ngăn chặn, nguy cơ người khuyết tật bị bóc lột và bỏ rơi.