Bà Martine van Boeijen là một bác sĩ thú y, với công việc kinh doanh của riêng mình.
Nhưng bà ấy đã không thể làm việc trong khoảng 18 tháng.
Vào tháng 4 năm 2022, bà bị nhiễm COVID-19, sau đó vào tháng 5 năm nay 2023, bà lại tái nhiễm.
"Đối với những người có tiếng Anh là ngôn ngữ đầu tiên của họ, có những rào cản rất lớn để nhận được sự chăm sóc thích hợp".
"Nếu bạn thêm những người từ các nhóm đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ vào đó, bao gồm cả người Thổ dân của chúng ta, bạn sẽ có một bức tranh rất ảm đạm".
"Nó sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức của bác sĩ, mà họ đến thăm khám", Martine van Boeijen.
Bà nói rằng kinh nghiệm làm việc trong một lãnh vực khoa học, đã dạy cho bà tìm kiếm nghiên cứu dựa trên bằng chứng.
Vì vậy khi nhận ra rằng các triệu chứng COVID của mình sẽ không biến mất sau 12 tuần, bà đã nghiên cứu về khả năng bị COVID kéo dài.
"Vào thời điểm đó, đây không phải là bất cứ điều gì được bất kỳ bác sĩ nào của tôi chính thức thừa nhận, phải đến khi tôi thực sự như vậy".
"Cho đến khi tôi có lẽ hơn 5 hay 6 tháng sau khi hoàn toàn ở nhà nằm lăn lóc trên sofa hay trên giường, họ mới thực sự thừa nhận rằng đó là COVID kéo dài", Martine van Boeijen.
Được biết các nghiên cứu mới từ Đại học RMIT cho thấy, Úc đang tụt hậu so với một số quốc gia khác khi phát hiện và đối phó với tình trạng này.
Ở Úc một người được coi là mắc COVID kéo dài, nếu họ gặp các triệu chứng lâu hơn 12 tuần, sau lần nhiễm bệnh đầu tiên.
Phó Giáo sư Y tế và Sức khỏe tại RMIT là Zhen Zheng nói rằng, Úc đang tuân theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới về COVID kéo dài.
Tuy nhiên bà và các đồng nghiệp đã tìm thấy khoảng cách lớn, giữa các khuyến nghị và những gì bệnh nhân trải qua.
Tại Úc, đại dịch COVID-19 đã dẫn đến hơn 11 triệu trường hợp được xác nhận, kể từ khi dịch bệnh bắt đầu vào năm 2020.
Nhưng theo Giáo sư Zheng, nhận thức của công chúng vẫn là một rào cản lớn.
"Rất nhiều người không biết về COVID kéo dài".
"Tôi đã thấy những người phát triển chứng COVID kéo dài, nhưng không biết chuyện gì đang xảy ra".
"Họ là những người trước đây có thể chạy 5 km đến 20 km mỗi ngày, bây giờ họ hầu như không thể đi bộ nổi đến siêu thị".
"Họ không biết chuyện gì đang xảy ra, loại tình huống đó".
"Vì vậy tôi nghĩ rằng, chúng ta cần giáo dục công chúng tốt hơn một chút, rằng thực sự những người mắc COVID-19 có thể phát triển thành COVID kéo dài, khi có khoảng 1/10 trong số đó có thể phát triển thành COVID kéo dài", Zhen Zheng.
Tìm kiếm một GP tư vấn cho bạn, tôi nghĩ đó là chìa khóa, vì vậy nếu chính phủ muốn ưu tiên nơi phân phối tài trợ, ý tôi là các bác sĩ đa khoa là những người đầu tiên gặp những bệnh nhân này và vì vậy, việc họ có cơ sở kiến thức để quản lý, tôi nghĩ là rất quan trọng, Martine van Boeijen.
Nếu những triệu chứng đó kéo dài hơn 4 tuần, họ nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
Còn nếu các triệu chứng kéo dài hơn 8 tuần, giáo sư Zheng nói rằng mọi người nên được giới thiệu để đến một phòng khám chuyên khoa COVID dài hạn.
Bà cho biết, sự nhầm lẫn về thời gian tồn tại của COVID và cách nó được xác định, không chỉ là vấn đề đối với công chúng.
"Bản thân các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có rất ít kiến thức về COVID kéo dài, đơn giản vì đây là một lãnh vực rất phát triển".
"Vì vậy, cũng có sự nhầm lẫn về định nghĩa của COVID kéo dài, như tôi đã mô tả".
"Đại Học Hoàng Gia Đào Tạo Bác Sĩ Gia Đình đã gửi một thông điệp nói rằng mọi bác sĩ GP nên tiếp tục phát triển chuyên môn về COVID kéo dài và tôi nghĩ điều đó thật tuyệt vời".
"Tôi nghĩ rằng tất cả các chuyên gia y tế khác nên có cùng một loại kiến thức đó, để khi mọi người đến phòng khám, họ có thể xác định sớm những bệnh nhân đó”, Zhen Zheng.
Trong khi đó hầu hết các thông tin có sẵn đều bằng tiếng Anh và bà nói rằng, nó cần phản ánh tốt hơn với các cộng đồng đa ngôn ngữ đa dạng của Úc.
Trên thực tế thông tin đó cần được dịch không chỉ sang các ngôn ngữ khác, mà còn được điều chỉnh sang các nền văn hóa khác nhau.
Giáo sư Zheng nói rằng, tự chăm sóc bản thân là rất quan trọng để phục hồi.
Nhưng các khuyến nghị như tập thể dục, điều chỉnh sức khỏe tâm thần và ăn chế độ ăn chống viêm, có thể khá khác biệt ở các cộng đồng khác nhau.
"Ví dụ, môn khí công có thể thích hợp hơn cho những người đến từ các nước châu Á, phải không?".
"Chúng ta cần xem xét các loại chế độ ăn uống phù hợp với văn hóa khác nhau, để giảm viêm".
"Vì vậy, chế độ ăn Địa Trung Hải là nhiều hơn cho những người có nguồn gốc Hy Lạp hoặc Ý".
"Còn những người có nguồn gốc từ Trung Đông, sẽ có các loại chế độ ăn chống viêm khác nhau”, Zhen Zheng.
Trong khi đó Giám đốc điều hành của tổ chức Emerge Australia, là bà Anne Wilson cũng thất vọng, vì Úc bị tụt lại phía sau.
Tổ chức của bà hỗ trợ những người mắc COVID kéo dài, cũng như Hội chứng mệt mỏi mãn tính viêm não tủy cơ, còn được gọi là MECFS, hoặc đơn giản là Mệt mỏi mãn tính.
Bà nói rằng, các điều kiện phải được nghiên cứu cùng nhau.
"Cả chứng Mệt Mỏi Kinh Niên MECFS và COVID kéo dài đều là các bệnh sau nhiễm trùng".
"Tổ chức Emerge Australia đã tranh luận trong khoảng 18 tháng nay rằng, Úc cần một chiến lược quốc gia, sau khi nhiễm bệnh".
"Gần đây chúng tôi rất vui mừng khi phát hiện ra rằng, đại học Yale ở Hoa Kỳ đã thành lập toàn bộ bộ phận bệnh sau nhiễm trùng để xem xét MECFS và COVID kéo dài, cũng như các bệnh khác thuộc danh mục bệnh sau nhiễm trùng ", Anne Wilson.
Bà Wilson cho biết, những bệnh nhân có các triệu chứng như mệt mỏi, run rẩy hoặc sương mù não quá thường xuyên, thường bị chẩn đoán nhầm với sự lo lắng.
Các cộng đồng đa văn hóa phải đối mặt với những thách thức, thậm chí còn lớn hơn.
"Đối với những người có tiếng Anh là ngôn ngữ đầu tiên của họ, có những rào cản rất lớn để nhận được sự chăm sóc thích hợp".
"Nếu bạn thêm những người từ các nhóm đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ vào đó, bao gồm cả người Thổ dân của chúng ta, bạn sẽ có một bức tranh rất ảm đạm".
"Nó sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức của bác sĩ, mà họ đến thăm khám", Anne Wilson.
Trở lại với bà Martine đồng ý rằng, việc tiếp xúc ban đầu với hệ thống y tế là rất quan trọng.
"Tìm kiếm một GP tư vấn cho bạn, tôi nghĩ đó là chìa khóa, vì vậy nếu chính phủ muốn ưu tiên nơi phân phối tài trợ, ý tôi là các bác sĩ đa khoa là những người đầu tiên gặp những bệnh nhân này và vì vậy, việc họ có cơ sở kiến thức để quản lý, tôi nghĩ là rất quan trọng”, Martine van Boeijen.
Bà cho biết cảm thấy khó khăn khi nhìn lại, để xem xét mất bao lâu để được chẩn đoán và vẫn đang vật lộn về thể chất và tài chính.
Tuy nhiên bà cho biết, việc tìm kiếm một cộng đồng thông qua nhóm Facebook có tên là ‘Cộng đồng COVID kéo dài của Úc’ đã giúp bà cảm thấy được quan tâm đến đầy đủ.
Đối với những người nghiên cứu về COVID kéo dài và những người sống chung với nó, thông điệp rất rõ ràng là ‘hãy tiếp tục nói về chứng nầy và hiểu sâu hơn về tình trạng suy nhược của nó’.