Úc cần chuẩn bị gì cho các đại dịch trong tương lai?

A doctor fills an injection syringe with COVID-19 vaccine

A doctor fills an injection syringe with COVID-19 vaccine Source: Getty

COVID-19 đã chứng tỏ sự tốn kém cả về kinh tế, sức khỏe lẫn xã hội. Giờ đây, một báo cáo mới của CSIRO xác định các lĩnh vực khoa học và công nghệ quan trọng để nâng cao khả năng chuẩn bị cho các đại dịch khác trong tương lai của Úc.


Các chi phí tiêu tốn cho đại dịch COVID-19 đã và đang tiếp tục ảnh hưởng ở mức sâu rộng.

Có những thiệt hại có thể định lượng được, ví dụ hơn 13.000 người đã chết ở Úc.

Phúc trình mới của CSIRO cho thấy có sự chênh lệch tích lũy 144 tỷ đô la giữa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trước COVID và GDP thực tế từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 3 năm 2022.

"Chúng ta biết rằng những đợt bùng phát virus quy mô lớn này rất tốn kém. Chúng ta vẫn đang nỗ lực vượt qua nó. Vấn đề kinh tế có lẽ là thứ dễ nhận thấy nhất trên các báo cáo."

Đó là Phó Giám đốc Greg Williams, Trưởng nhóm Y tế và An ninh Sinh học của CSIRO, trình bày những phát hiện của một phúc trình mới về Tăng cường khả năng chuẩn bị cho Đại dịch của Úc trong tương lai.

Bên cạnh kinh tế, những chi phí khác của đại dịch ít có thể định lượng hơn, như hậu quả của căn bệnh COVID kéo dài, sức khỏe tâm thần, sự gắn kết xã hội, sự phát triển của trẻ thời thơ ấu và sự bình đẳng.

Mặc dù cảm giác mệt mỏi về đại dịch đang bắt đầu lắng xuống, ông Williams nói rằng Úc không thể từ bỏ việc chuẩn bị cho đại dịch khác có thể diễn ra.

"Việc này rất tốn kém và ngày càng trở nên tồi tệ hơn, thường xuyên hơn.

Thật không may, đó là câu chuyện mà chúng ta đang bắt đầu ở đây. Khái niệm mà chúng tôi đưa ra là, không có vấn đề đơn lẻ nào trong đại dịch là hoàn hảo, nhưng nếu bạn có đủ chúng và chúng kết hợp chặt chẽ với nhau, bạn có thể đưa ra nền tảng phòng thủ chống lại các đại dịch trong tương lai."

Dữ liệu từ báo cáo được tổng hợp thông qua một cuộc khảo sát, bao gồm 113 cuộc phỏng vấn, 164 cá nhân, bao gồm 66 tổ chức trong ngành, chính phủ và các cuộc nghiên cứu.

Báo cáo đưa ra 20 khuyến nghị được cấu trúc xoay quanh các lĩnh vực khoa học và công nghệ quan trọng.

Ông Williams nói rằng những điều này có thể cải thiện khả năng chuẩn bị các công cụ ứng phó của Úc.

Lĩnh vực khoa học và công nghệ là chủ đề đầu tiên mà chúng tôi nói chuyện trong báo cáo. Đây là khả năng tiền đề cho các biện pháp đối phó y tế.
"Về cơ bản, ta cần hiểu rõ hơn về vi rút để sau đó có phát triển vắc xin tốt hơn, phục vụ chẩn đoán và điều trị.

Thách thức trên toàn cầu là chúng ta vẫn kém hiểu biết về các nhóm virus có khả năng gây đại dịch ở mức độ trung bình, các nỗ lực đóng góp vào sự hiểu biết này không được phối hợp theo hướng quốc gia tại Úc."

Đã có nhiều cuộc thảo luận xung quanh việc Úc phát triển C-D-C của riêng mình, hay Trung tâm kiểm soát dịch bệnh, tương tự như ở Hoa Kỳ.

Mặc dù Úc nhận được cả khen ngợi và chỉ trích về việc ứng phó với đại dịch, các chuyên gia đang kêu gọi một cách tiếp cận có sự phối hợp quốc gia nhiều hơn.

Ông Williams nói rằng điều này có thể dẫn đến sự hiểu biết tốt hơn về các khả năng tiền lâm sàng cho các biện pháp đối phó y tế, có nghĩa là hiểu rõ hơn về virus để cải thiện vắc xin.

"Có một số thách thức đối với Úc. Chúng ta không có khả năng sản xuất nhiều loại công nghệ vắc-xin khác nhau. Vấn đề là khả năng quy mô dân số của chúng ta, quy mô có thể phục vụ ít nhất là người Úc và lý tưởng nhất là trong khu vực. mRNA là một trong số đó và chắc chắn bạn sẽ quen thuộc hơn với công nghệ này.

Chúng tôi cũng chưa biết công nghệ vắc xin nào trong số các công nghệ vắc xin trên biểu đồ sẽ phù hợp nhất với đại dịch tiếp theo.

Vì vậy, có những khoảng trống trên bức tranh có thể làm giảm năng lực sản xuất vắc-xin của Úc trước một mối đe dọa vi rút đang nổi lên."

Michelle Baker là Nhà Khoa học Nghiên cứu Chính của Trung tâm Đối phó Dịch bệnh Úc tại CSIRO.

Bà cho biết một nơi chính cần tập trung hơn là khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, cụ thể thông qua cái mà bà gọi là 'Sứ mệnh phục hồi'.
Ấn Độ - Thái Bình Dương là ngôi nhà của chúng ta. Đây cũng là điểm nóng của các bệnh truyền nhiễm mới nổi. Vì vậy, với sứ mạng này, chúng tôi bắt đầu suy nghĩ về nơi mà chúng ta thực sự có thể tác động trong việc ngăn ngừa một số bệnh truyền nhiễm.
Những gì chúng tôi sẽ làm trong sứ mệnh này thực sự là tận dụng một số khuyến nghị về khoa học và công nghệ mà Greg đã nêu trong báo cáo sử dụng công nghệ của Úc để xây dựng khả năng phục hồi của khu vực."

Bà chỉ ra một sơ đồ khả năng phục hồi, thể hiện các giai đoạn khác nhau từ đại dịch, ứng phó, phục hồi và bảo vệ.

Điều chúng tôi đặc biệt muốn làm là xem xét cách chúng tôi có thể sử dụng các khuyến nghị trong báo cáo này để củng cố các tổ chức Ấn Độ - Thái Bình Dương, nhờ đó họ có thể lường trước, ngăn chặn, kiểm soát các bệnh lây nhiễm.

Mặc dù tính chất chưa từng có của đại dịch có thể gây khó khăn, nhưng có vẻ như việc phát triển một kế hoạch quốc gia là rất quan trọng để đảm bảo sự chuẩn bị sẵn sàng cho đại dịch trong tương lai của Úc.

Share