Lễ hội Barunga được tổ chức hàng năm tại Lãnh thổ Bắc Úc, một lễ kỷ niệm kéo dài 3 ngày về các hoạt động thể thao, văn hóa, âm nhạc và lịch sử của người Thổ Dân.
Được biết tại lễ hội năm 1988, một tuyên bố đã được trình bày trước Thủ tướng Bob Hawke, khi đó kêu gọi những người thuộc Quốc gia thứ nhất, có tiếng nói lớn hơn trong các chính sách, ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.
Ông Hawke đáp lại, bằng cách hứa hẹn một hiệp ước vào năm 1990 thế nhưng hiệp ước không bao giờ thành hiện thực.
Hiện nay vào năm 2023, một tuyên bố quan trọng khác của Barunga đã được trình bày.
Hơn 200 đại diện của các Hội đồng Đất đai của Thổ dân ở Bắc, Trung, Tiwi và Anindilyakwa đã gặp nhau, trên các vùng đất truyền thống của Jawoyn. ‘Jow-wen’.
Được biết họ đã chuẩn bị một tuyên bố ủng hộ ‘Tiếng nói Bản địa trước Quốc hội’, khi cả nước chuẩn bị bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý, sẽ được tổ chức vào cuối năm nay.
Chủ tịch của Hiệp hội Jawoyn là bà Lisa Mumbin, cho biết, tuyên bố mới mời tất cả người dân Úc, lắng nghe nguyện vọng của những người chủ truyền thống nước Úc.
“Nơi này thuộc về những người Thổ dân chúng tôi, những người Dân tộc Đầu tiên và chúng tôi cần được công nhận ngay bây giờ vì đã đến lúc rồi".
"Không có việc gì thiếu tôn trọng với bất kỳ ai, nhưng đối với những người không phải là Người bản địa, chúng tôi cần sự hỗ trợ của các bạn bởi vì cùng nhau chúng ta có thể phát triển, có thể hàn gắn những đau thương và có thể làm cho quốc gia này trở nên hùng mạnh”, Lisa Mumbin.
Trong khi đó ông Thomas Mayo là Giám đốc Hội đồng Quản trị của một nhóm có tên là ‘Người Úc Công Nhận Người Bản Địa Trong Hiến Pháp’.
Ông nói rằng, tuyên bố Barunga mới này rất quan trọng.
“Người dân Úc sẽ có cơ hội đáp lại lời mời của người Thổ Dân, khi chấp nhận tiếng nói, văn hóa và di sản của chúng ta như một món quà, như một thứ thúc đẩy tất cả chúng ta đoàn kết để tiến lên”, Thomas Mayo.
Vùng Kimberley đại diện cho nhiều người hơn, còn Cape York đại diện cho nhiều người hơn nữa, Malarndirri McCarthy.
Ông Mayo cũng cho biết, người Úc Thổ Dân từ lâu đã tìm cách có tiếng nói mạnh mẽ hơn, đối với các chính sách ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.
“Vào thập niên 1930 với ông William Cooper và những nhà lãnh đạo thời bấy giờ, chúng tôi đã nói về điều đó".
"Năm 1963, người Yolgu có một kiến nghị yêu cầu nhìn nhận về quyền sở hữu đất đai của người bản địa".
"Năm 1972, bản kiến nghị của Larrakia gửi tới Nữ hoàng đã kêu gọi một tiếng nói, và chúng tôi đã bị từ chối".
"Tuyên bố Barunga nơi tiếng nói được thiết lập dưới thời Thủ Tướng Bob Hawke, chúng tôi đã nghe được từ vợ của ông Bob Hawke một thông điệp rất đặc biệt là đã xác lập điều đó, thế nhưng sau đó ông John Howard bước vào và nói không, rồi dẫn đến bản ‘Tuyên bố Uluru từ trái tim’.
"Ban đầu tất cả chúng tôi đều nói không, trong đó rất nhiều người ở đây trong vài ngày qua đã ở Uluru và chúng tôi đang biến những từ không đó thành có”, Thomas Mayo.
Trong khi đó Tổng Trưởng Thổ Dân sự Vụ, Linda Burney nói rằng tuyên bố này cho thấy, mọi người đang thực hiện cuộc trưng cầu dân ý một cách nghiêm túc như thế nào.
“Điều đó cho tôi thấy rằng, ở vùng nông thôn của nước Úc, mọi người đang suy nghĩ sâu sắc về tương lai, suy nghĩ về hình thái của đất nước mà chúng ta mong muốn”, Linda Burney.
Trong khi đó Phụ Tá Tổng Trưởng Thổ Dân Sự Vụ, là bà Malarndirri McCarthy cho biết, tuyên bố này thể hiện cho ước muốn của nhiều người.
“Ở Barunga chắc chắn là khá lớn, bạn thấy có 3 hoặc 4 ngàn người đến dự lễ hội".
"Các hội đồng vùng đất nầy đã tập hợp lại và họ đại diện cho hơn 50 ngàn người của các Quốc gia Thứ nhất chỉ ở Lãnh thổ Bắc Úc".
"Vùng Kimberley đại diện cho nhiều người hơn, còn Cape York đại diện cho nhiều người hơn nữa”, Malarndirri McCarthy.
Được biết bà Phụ Tá Tổng Trưởng sẽ đưa tuyên bố Barunga lên Thượng viện trong tuần này, khi các Thượng nghị sĩ tranh luận về vấn đề 'Tiếng nói của Thổ Dân' trong cuộc trưng cầu dân ý.
Dự luật sửa đổi hiến pháp sẽ được tranh luận tại Thượng Viện trong tuần và hy vọng sẽ được thông qua, trong những phiên họp đó.