Ngành sản xuất xe đạp của Trung Quốc “ngàn cân treo sợi tóc”

China's Industrial Profits Fall In First 4 Months Of 2019

People work on the production line of electric bicycles at a company on May 26, 2019 in Huai'an, Jiangsu Province of China. Source: Visual China Group

Tổng thống Mỹ Donald Trump chuẩn bị gặp gỡ người đồng cấp Trung Quốc, chủ tịch Tập Cận Bình trong tuần này bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Nhật Bản. Cả hai đều đang cố gắng đạt được một thỏa thuận, nhằm chấm dứt hàng rào thuế quan thương mại, theo kiểu ăn miếng trả miếng, đang leo thang trong nhiều năm qua.


Ngành kỹ nghệ sản xuất xe đạp là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, bởi 94% trong số tất cả các xe đạp được nhập cảng vào Mỹ là từ Trung Quốc.

Nếu một thỏa thuận thương mại không được thực hiện sớm, các nhà sản xuất Trung Quốc cho biết họ sẽ bị buộc phải chuyển ra nước ngoài.

Mỗi năm, một nhà máy ở phía nam Thượng Hải sản xuất ba triệu chiếc xe đạp. Một số xe được đưa đến các quốc gia như Úc và Nhật Bản, thế nhưng 80% sản phẩm sẽ được gửi đến thị trường Hoa Kỳ.

Trong gần hai thập niên qua, công ty Shanghai General Sports đã cung cấp hàng triệu chiếc xe đạp cho các nhà bán lẻ Mỹ.

Thế nhưng cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Hoa kỳ, khiến chủ sở hữu của nhà máy này, ôngLei Ge lo lắng về tương lai của mình.

“Chính phủ là người tạo ra vấn đề. Chúng tôi cần phải làm việc rất chăm chỉ để tồn tại trong thương trường. Và rồi bất ngờ, họ tăng thuế nhanh chóng như vậy, việc kinh doanh của chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn.”

Vào tháng Năm, chính quyền Trump đã áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc với trị giá gần 300 tỷ Úc kim.

Thuế quan lên các sản phẩm xe đạp đã tăng lên 25%.

Việc tăng giá cao hơn ở Mỹ đã dẫn đến doanh số bán hàng chậm hơn, điều này khiến nhân viên sản xuất xe đạp tỏ ra lo lắng.

“Nếu không có đơn đặt hàng, thì nhà máy sẽ sản xuất ít hơn. Khi đó việc làm cho chúng tôi cũng sẽ ít hơn”.

Công ty này đang xem xét chuyển dây chuyền lắp ráp sang Campuchia. Việc sản xuất đã bắt đầu thu hẹp hoạt động.

Kể từ khi cuộc chiến thương mại bắt đầu vào năm ngoái, ban lãnh đạo đã cho hơn 20% nhân viên của họ nghỉ việc.

Nhiều nhà máy trên khắp Trung Quốc đã phải làm điều tương tự, thế nhưng các doanh nghiệp Trung Quốc lại là những người duy nhất chịu thiệt.

Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp Mỹ-Trung, Craig Allen, nói rằng mức thuế cao hơn sẽ dẫn đến việc Mỹ mất hai triệu việc làm .

"Để đưa ra lập luận rằng giao dịch thương mại giữa Trung Quốc- Hoa Kỳ là một trò chơi không hề ảnh hưởng đến ai là một điều ngu ngốc. Để đưa ra lập luận rằng hàng rào thuế quan là một cuộc chiến gây tổn thất riêng cho Trung Quốc còn nực cười hơn. Giao thương giữa hai quốc gia là một cuộc chiến mang lại kết quả tích cực cuối cùng." 

Các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Mỹ đã bị phá vỡ vào tháng trước, sau khi Washington cáo buộc Bắc Kinh từ bỏ các cam kết của mình để đẩy nhanh cải tổ kinh tế.

Mỹ hiện đang đe dọa sẽ mở rộng việc áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá hơn 400 tỷ đô la.

Nhiều người đang hy vọng một cuộc gặp giữa Donald Trump và Tập Cận Bình tại hội nghị thượng định G20 ở Osaka sẽ xoay chuyển tình thế.

Lei Ge theo dõi sát sao việc này: "Nếu tôi có một lựa chọn, tôi muốn công ty của mình ở lại Trung Quốc. Tôi ước có một phép màu nào đó và các nhà lãnh đạo có một thỏa thuận để loại bỏ 25% thuế quan, và quay trở lại việc làm ăn như xưa."

Ông Lei Ge  không muốn rời khỏi Trung Quốc, nhưng để bảo đảm sự tồn tại của công ty, ông có rất ít sự lựa chọn. 


Share