Tiếng nói Thổ Dân Nam Úc trước Quốc hội: 'Một cây cầu mới mà chúng ta có thể bước qua'

thompson.jpg

SA Voice candidate Melissa Thompson

Người Thổ dân và dân đảo Torres sống ở Nam Úc sẽ sớm bỏ phiếu, để bầu ra tiếng nói cấp tiểu bang đầu tiên vào quốc hội ở nước này. Tháng 3 năm rồi, Nam Úc đã ra một đạo luật về một mô hình cho tiếng nói của người bản địa trước quốc hội, trước cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc về tiếng nói của Quốc hội Liên bang. Mô hình nầy sẽ hoạt động như thế nào và tại sao các thành viên nghĩ rằng, nó sẽ là một điều tốt cho cộng đồng.


Người phụ nữ thuộc bộ tộc Pitjantjatjara Yankunytjatjara là Melissa Thompson giải thích lý do tại sao, bà muốn đại diện cho cộng đồng của mình trong ‘Tiếng nói Nam Úc tại Quốc hội’.

Bà cho biết đã được đào tạo để trở thành một nhà lãnh đạo từ khi còn là một cô gái trẻ.

Người cha quá cố của bà, nhà hoạt động vì quyền đất đai, ông Thompson đã ký văn bản trả lại 10% diện tích Nam Úc cho người Anangu ở vùng cực tây bắc.

Đó là một thành tựu chưa từng có, về quyền tự quyết.

Rồi bốn thập niên trôi qua, con gái của ông hy vọng sẽ đại diện cho cộng đồng người Anangu Pitjantjatjara Yankunytjatjara, trong một tổ chức của những người thuộc quốc gia đầu tiên khác, đó là ‘tiếng nói của Thổ Dân Nam Úc trước quốc hội’.

"Hồi đó cha tôi là người là tấm gương sáng cho người dân trong vùng noi theo".

"Ông đệ đạt nguyện vọng người dân lên chính phủ và tranh đấu cho họ".

"Bây giờ tôi với tư cách là một người con gái của ông, sẵn sàng đứng lên khẳng định quyền lực, để trở thành tấm gương cho thế hệ của mình".

"Với trái tim nhân hậu và với những gì tôi đã làm được, cùng bước đi của tôi trong cuộc đời này, tôi mong trở thành một người lãnh đạo và chăm sóc mọi người”, Melissa Thompson.

Bà hy vọng tiếng nói nầy, sẽ làm cho cộng đồng mạnh mẽ trở lại.

"Nó giống như cái lưới bị thủng đáy và cá bơi hết ra ngoài".

"Với tư cách là người lãnh đạo, chúng ta cần làm cho mạng lưới trở nên mạnh mẽ, để có thể giữ mọi người trong mạng lưới của mình".

"Chúng ta có thể xây dựng và có nhiều dịch vụ hơn, hạnh phúc hơn khi chúng ta bắt tay để tạo ra một cây cầu tốt hơn, một cây cầu mới mà chúng ta có thể bước qua”, Melissa Thompson.

Được biết bà là một trong 113 ứng cử viên, được tuyên bố vào đầu tuần này.

Theo mô hình ‘SA Voice’, các cộng đồng sẽ được đại diện bởi ‘Local Voice’ gồm các đại diện từ sáu khu vực.

Các khu vực sẽ bầu 7 người, trong khi khu vực miền Trung đông dân hơn, sẽ bầu 11 người.

Mỗi địa phương sẽ chọn một đại biểu nam và một nữ, để thành lập Tiếng nói Nhà nước.

The Voice sẽ có đường dây trực tiếp tới quốc hội tiểu bang, nội các và các cơ quan chính phủ, về chính sách và các vấn đề mà cộng đồng của họ quan tâm.

Nó cũng sẽ thành lập các ủy ban để lắng nghe ý kiến của thanh niên, người lớn tuổi, thế hệ bị đánh cắp và tước vị bản xứ.

“Tôi nghĩ cả nước sẽ xem xét điều này và đó là lý do vì sao việc chúng ta tiếp tục, để chứng minh cho phần còn lại của đất nước thấy, tại sao điều này lại rất quan trọng”, Kimberley Wanganeen.
Do đó, tôi rất vui nếu chúng ta có thể làm việc cùng nhau, điều đó có nghĩa là một đất nước hùng mạnh, gia đình khỏe mạnh và một tương lai hứa hẹn, Kerri Coulthard.
Còn bà Kimberley Wanganeen, một phụ nữ thuộc bộ tộc Boandik, đến từ miền đông nam của tiểu bang, hiện sống ở Adelaide và là ứng cử viên cho khu vực miền Trung.

Bà điều hành một doanh nghiệp chuyên tư vấn qua việc tạo ra không gian làm việc an toàn về mặt văn hóa, cho các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp.

Bà hy vọng có thể sử dụng kinh nghiệm của mình, trong việc làm thế nào đẩy mạnh chính sách và pháp luật, tạo ra sự thay đổi để tiếng nói đầu tiên thành công.

“Tôi nghĩ tiếng nói đầu tiên sẽ không thể thiếu, trong việc lắng nghe tiếng nói của cộng đồng trước tiên, để xem họ muốn đạt được những gì trong hai năm đầu tiên".

"Cá nhân tôi tham gia vào việc ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em Thổ dân, tôi cho rằng đó cũng sẽ là trọng tâm chính của cộng đồng vì phụ nữ Thổ dân bị ảnh hưởng bởi bạo lực một cách không tương xứng”, Kimberley Wanganeen.

Trong khi đó một ứng cử viên khác là bà Kerri Coulthard, hy vọng được đại diện cho cộng đồng của mình trong khu vực Flinders Rangers.

“Tôi là một phụ nữ thuộc bộ tộc Adnyamathanha đến từ Hawker ở Flinders Rangers, tôi rất vui được đề cử ‘SA Voice vào Quốc hội’, vì chúng tôi biết cộng đồng của mình muốn gì, biết cộng đồng của mình cần gì, vì mỗi cộng đồng đều khác nhau".

"Do đó, tôi rất vui nếu chúng ta có thể làm việc cùng nhau, điều đó có nghĩa là một đất nước hùng mạnh, gia đình khỏe mạnh và một tương lai hứa hẹn”, Kerri Coulthard.

Được biết cuộc bầu cử sẽ được tổ chức 2 năm một lần.

Chỉ có người Thổ Dân và dân đảo Torres mới đủ điều kiện bỏ phiếu, vào ngày 16 tháng 3 sắp tới.

Share