Tiến sĩ người Việt dẫn đầu nghiên cứu ngăn nhiễm trùng cấy ghép y tế

Phuc Le

Tiến sĩ người Việt Phúc Lê là tác giả chính của nghiên cứu mới sáng tạo với mục tiêu giải quyết vấn đề ngăn chặn nhiễm trùng trong cấy ghép y tế do kháng thuốc - vấn đề lớn trong hệ thống y tế của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Úc. Hãy cùng tìm hiểu thêm về nghiên cứu và hành trình nghiên cứu của tiến sĩ Phúc.


Tỷ lệ nhiễm trùng kháng thuốc ngày càng tăng khiến các chuyên gia y tế trên toàn cầu lo ngại.

Một nghiên cứu mới cho thấy các bề mặt gồ ghề lấy cảm hứng từ các gai diệt vi khuẩn trên cánh côn trùng như chuồn chuồn và ve sầu có thể hiệu quả hơn trong việc chống lại các siêu vi khuẩn kháng thuốc, bao gồm cả nấm, so với những hiểu biết trước đây.

Để tránh nhiễm trùng xung quanh bộ phận cấy ghép – chẳng hạn như hông titan hoặc răng giả – các bác sĩ sử dụng nhiều loại chất phủ kháng khuẩn, hóa chất và kháng sinh, nhưng những chất này không thể ngăn chặn được các chủng kháng thuốc kháng sinh và thậm chí có thể làm tăng khả năng kháng thuốc.

Để giải quyết những thách thức này, các nhà khoa học của Đại học RMIT đã thiết kế một mẫu gai cực nhỏ có thể khắc trên bộ cấy titan hoặc các bề mặt khác để giảm khả năng kháng thuốc ở vi khuẩn và nấm một cách vật lý.
news-dragonflyteam-1220px
Multifunctional Mechano-biocidal Materials Research Group: Denver Linklater, Phuc Le, Elena Ivanova, Arturo Aburto-Medina, Karolline De Sousa
Tác giả dẫn đầu nghiên cứu và đồng nghiên cứu sinh tiến sĩ của RMIT và Trung tâm nghiên cứu sản xuất thép ARC Australia, Phúc Lê, cho biết việc hợp tác chặt chẽ với đối tác công nghiệp BlueScope Steel đã giúp tập trung nỗ lực vào các giải pháp thiết thực cho ngành công nghiệp.

“Hợp tác với các đối tác công nghiệp là một khía cạnh mang tính thay đổi trong hành trình làm luận án tiến sĩ của tôi.", anh cho biết.

“Những hiểu biết trực tiếp của họ với tư cách là nhà sản xuất đã cung cấp thông tin rõ ràng về những thách thức mà sản phẩm của họ gặp phải và mở ra cơ hội cho tôi nghiên cứu và đưa ra các giải pháp thực tế. Và trong khi nghiên cứu của chúng tôi vẫn đang ở giai đoạn phòng thí nghiệm, triển vọng tối ưu hóa sản phẩm này rất hứa hẹn.”

Ngoài ra, tiến sĩ Phúc Lê cũng chia sẻ cơ duyên mình theo đuổi việc nghiên cứu tiến sĩ và những thách thức đã giúp anh kiên trì đạt được ước mơ nghiên cứu cùa mình tại Úc.

Mời quý vị bấm phần audio để nghe trọn vẹn cuộc trò chuyện với Phúc Lê.

Share