Thầy Tuệ Sỹ viên tịch, tràn ngập khắp nơi là những lời tiếc thương dành cho Thầy

Thầy Tuệ Sỹ (Hoàng Pháp).jpg

Thầy Tuệ Sỹ - một nhà sư ẩn dật, không chùa, không được đăng đàn giảng dạy Phật Pháp, nhưng khi tin thầy viên tịch loan ra, cộng đồng mạng đã có một "quốc tang" dành cho thầy - như nhiều nhà quan sát nhận đình. Bình luận về những phản ứng của công chúng cùng những diễn biến xung quanh đám tang Thầy Tuệ Sỹ, Ns Tuấn Khanh nói rằng tinh thần vô úy của thầy như ngọn đèn chánh pháp khiến mọi ngưỡng vọng và tin tưởng, để họ vịn vào mà đi trong thời đại hỗn mang của đạo đức và giáo pháp như lúc này.


Đức Trưởng Lão Hòa Thượng, húy thượng Nguyên hạ Chứng, hiệu Tuệ Sỹ - Chánh Thư Ký kiêm Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống GHPGVNTN viên tịch vào lúc 4g chiều thứ sáu, 24/11 nhằm 8g tối giờ Đông Bộ Úc Châu tại chùa Phật Ân, Long Thành Đồng Nai, ở tuổi 79 sau một thời gian dài chống chọi với bệnh tật.

Tang lễ được cử hành tại chùa Phân Ân và sẽ trà tì (hỏa táng) vào 9:30 sáng, 29/11 theo giờ địa phương.

Vào những năm cuối đời, Thầy tập trung biện soạn và hiệu định bộ Đại Tạng Kinh với phần một gồm 27 quyển Thanh Văn Luận đã ra mắt váo hồi tháng 3/2023 tại Hoa Kỳ.

Đại Tạng Kinh Tiếng Việt là công kinh nghiên cứu rất quan trọng mà Thầy Tuệ Sỹ dành tâm huyết thực hiện. Đại Tạng Kinh là rường cột chánh pháp của Phật giáo - tôn giáo đi cùng với chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam tạo nên văn hóa và tư tưởng đạo lý của người Việt, là tài sản quý giả mà Thầy Tuệ Sỹ để lại cho nước Việt Nam.

Tiểu sử Thầy Tuệ Sỹ

Hòa thượng Tuệ Sỹ, thế danh Phạm Văn Thương, sinh ngày 15-2-1943 theo khai sanh (gia đình khai tăng tuổi để thầy đi học), tuổi thật sinh ngày 05 tháng 4 năm 1945 (nhằm ngày 23 tháng 02 năm Ất dậu), tại tỉnh Paksé, Lào.

hầy được cha mẹ gởi lên chùa hành điệu hầu. Năm 1954, 9 tuổi, Thầy chính thức được thế phát xuất gia tại chùa chùa Trang Nghiêm, làng Tân An, tỉnh Paksé, Lào.

Năm 15 tuổi (1960) Thầy trở về Việt Nam học Phật tại chùa Bồ đề, một ngôi chùa nhỏ gần cầu Gia Hội, Huế.

Năm 1961, 16 tuổi, Thầy thọ giới Sa-di với Hòa thượng Thích Hành Trụ tại Sài Gòn.

Năm 1970, Thầy được đặc cách bổ nhiệm Giáo sư thực thụ Viện Ðại Học Vạn Hạnh nhờ những công trình nghiên cứu Phật học và những khảo luận Triết học có giá trị cao như Ðại Cương Về Thiền Quán, Triết Học về Tánh Không. Thầy tinh thông chữ Hán, biết nhiều ngoại ngữ như Anh, Pháp, Lào, Thái, Nhật, Tây Tạng, thông thạo hai cổ ngữ Pali và Sanskrit. Thầy cũng đọc hiểu tiếng Ðức, nghiên cứu kỹ về Heidegger và Hoelderlin. Cuốn Thiền Luận nổi tiếng của D.T. Suzuki bản Việt ngữ tập 2 và 3 là do Thầy dịch, in và tái bản nhiều lần từ 1972 đến 1975.

Năm 1973, Thầy thọ Đại giới Tỳ-kheo.

Năm 1981, thầy thọ giới Tỳ kheo lại với Hòa Thượng Thích Trí Thủ tại chùa Già Lam vì theo thầy thì thời gian 4 năm lang thang bất định và ở tù Hòa thượng tự xét là “giới thể có thể bị ảnh hưởng, không thanh tịnh". Đó là lý do mà Giới lạp của Thầy là 46 năm, như căn dặn của thầy với đệ tử trước khi mất.

Thầy Tuệ Sỹ bị chính quyền cộng sản bắt tù hai lần - một lần 3 năm từ 1978-1980, lần sau 1984 thầy bị bắt cùng với Giáo sư Lê Mạnh Thát ở Chùa Già Lam Bình thạnh lúc hai thầy đang soạn bộ Đại Tự Điển Phật Học Việt nam.

Thầy và thầy Lê Mạnh Thát bị kết án tử hình vì tội 'âm mưu lật đổ chính quyền". Trước sự vận động mạnh mẽ của quốc tế, nhà cầm quyền giảm xuống còn án chung thân, và sau 13 năm giam cầm họ thả thầy về vào năm 1997 từ trại Ba Sao Nam Hà.


Share