Đồng hồ biểu tượng cho tận thế được vặn nhanh hơn

Đồng hồ Tận thế Nguyên tử

Đồng hồ Tận thế Nguyên tử Source: SBS

Các nhà khoa học cảnh cáo rằng thế giới đã tiến gần hơn một hiễm họa toàn cầu, giữa lúc có các đe dọa của vũ khí nguyên tử và thái độ thụ động đối với vấn đề thay đổi khí hậu.


Một nhóm các khoa học gia quản lý Chiếc đồng hồ Tận thế - một cách thể hiện bằng hình ảnh những hiểm họa không tránh khỏi của trái đất - cho biết họ đã vặn kim đồng hồ lên thêm 30 giây.

Các nhà khoa học đã đưa ra lời cảnh cáo đến cả thế giới, là nhân loại ngày càng tiến gần đến chỗ diệt vong.

Tạp chí các Khoa học gia về Nguyên tử đã ban hành lời cảnh cáo như vậy, đến công chúng kể từ năm 1947, qua một đồng hồ được gọi là đồng hồ tận thế Doomsday Clock.

Đó là một chiếc đồng hồ có tính cách biểu tượng, trong đó nửa đêm tượng trưng cho ngày cuối cùng của thế giới, tức là ngày tận thế.

Giám đốc của Tạp chí nói trên là bà Rachel Bronson nói rằng, trước đây chưa bao giờ nhóm di chuyển kim đồng hồ nửa phút đến gần nửa đêm.

"Ủy ban có một bước chưa hề có trước đây, lần đầu tiên trong lịch sử khi di chuyển cây kim của đồng hồ 30 giây gần đến nửa đêm. Hiện nay, đó là 2 phút rưỡi cho tới nửa đêm".

Đó là mức gần nhất đến nửa đêm, của chiếc đồng hồ nói trên từ năm 1953, năm mà Hoa kỳ và Liên Xô thử nghiệm bom khinh khí.

Bà Bronson nói rằng, có hai vấn đề dẫn đến quyết định nói trên.

"Đầu tiên đó là thứ ngôn ngữ kiêu ngạo và liều lĩnh được dùng trên khắp địa cầu, đặc biệt là tại Mỹ trong thời gian diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống và sau đó là về vũ khí nguyên tử, cũng như các hiểm họa hạt nhân. Thứ hai là thái độ bất chấp các kinh nghiệm khoa học ngày càng gia tăng, liên quan đến việc đối phó với các thử thách toàn cầu, bao gồm việc thay đổi khí hậu".

Được biết Mỹ và Nga cùng nhau chịu trách nhiệm, đối với hơn 90 phần trăm vũ khí nguyên tử trên thế giới. Hai nước vẫn xung khắc nhau về các xung đột quan trọng, như tại Syria, Ukrain và biên giới của Nato.

Cả hai tiếp tục canh tân hóa lực lượng nguyên tử, thay vì thương thuyết về việc kiểm soát vũ khí.

Ông Thomas Pickering là cựu đại sứ Mỹ và là một thành viên hiện nay của Tạp Chí của các Nhà Khoa học Nguyên tử.

"Không có vấn đề gì có thể giải quyết, trừ khi trước nhất có việc nhìn nhận hiện tượng nầy và không có giải pháp nào thay thế cả", Cựu Giám đốc Cơ quan Theo dõi Khí Hậu và Hải dương Hoa kỳ, ông David Titley nói.


Ông nói rằng, tham vọng vũ khí nguyên tử của Bắc hàn và các căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Ấn độ và Pakistan về vấn đề Kashmir, cũng gây nhiều quan ngại.

"Bắc hàn tiếp tục phát triển vũ khí nguyên tử, tại các quốc gia có vũ khí nguyên tử khác có kế hoạch thành lập một kho vũ khí với mức độ từ từ, các căng thẳng âm ỉ giữa hai nước có vũ khí nguyên tử là Ấn độ và Pakistan, việc kiểm soát vũ khí gặp bế tắc hiện nay là các quan ngại đáng kể ".

Được biết các nhà khoa học cũng cho rằng, các nỗ lực quốc tế nhằm giới hạn hiện tượng nóng ấm toàn cầu, đã không được đồng đều.

Mặc dù có một số dấu hiệu khích lệ, chẳng hạn như hiệp ước Paris về việc hạ giảm mức khí thải và đối phó với việc thay đổi khí hậu, họ cho biết có nhiều việc cần làm hơn nữa.

Được biết chiều hướng nóng ấm toàn cầu vẫn tiếp tục, với năm 2016 được xem là năm nóng nhất kỷ lục, cũng như năm 2015 trước đó.

Cựu Giám đốc Cơ quan Theo dõi Khí Hậu và Hải dương Hoa kỳ, ông David Titley nói rằng có những quan ngại đối với các ứng viên, được đề nghị vào các chức vụ trong nội các của chính phủ Trump, vốn đã bày tỏ nghi ngờ về sự đe dọa của việc thay đổi khí hậu.

"Tình trạng chính trị hiện tại ở Mỹ là một quan ngại đặc biệt".

"Chính quyền Trump cần phải tuyên bố rõ ràng và không thể đảo ngược rằng, họ chấp nhận việc thay đổi khí hậu do con người tạo nên là một thực tế".

"Không có vấn đề gì có thể giải quyết, trừ khi trước nhất có việc nhìn nhận hiện tượng nầy và không có giải pháp nào thay thế cả", Cựu Giám đốc Cơ quan Theo dõi Khí Hậu và Hải dương Hoa kỳ, ông David Titley nói.

Các nhà khoa học nói rằng, mối quan ngại của cộng đồng các nhà khoa học hiện bị đe dọa trực tiếp, do thái độ bất chấp các kinh nghiệm khoa học và việc nầy ngày càng gia tăng, trong đó có các kinh nghiệm của các nhà phân tích, trong cộng đồng các giới chức tình báo trên toàn cầu.

Trong những ngày đầu tiên nhậm chức, ông Trump đã tìm cách hàn gắn mối quan hệ với cộng đồng tình báo Mỹ và tránh đề cập đến các tuyên bố trước kỳ bầu cử, về chương trình nguyên tử của Hoa kỳ.




Share