Sát nhập Chăm Bani vào Hồi giáo, nỗi bức bối dai dẳng

Nhà thơ, học giả Chăm Inra Sara (giữa) bên cạnh các thầy Trang của Chăm (Image: Inra Sara)

Tháng 10 cũng là mùa lễ hội Kate, một trong những lễ hội chính của người Chăm. Nhà thơ, học giả Chăm Inra Sara sống tại Việt Nam, chia sẻ về nguồn gốc các tôn giáo chính của người Chăm, sự khác biệt giữa Chăm Bani, Chăm Bà La Môn và Chăm Hồi giáo. Ông Inra Sara giải thích về những sự bất bình trong cộng đồng Chăm khi tôn giáo Chăm Bani sát nhập vào Hồi giáo, điều mà anh Lượng Hữu Phú, một trí thức Chăm trẻ và là một tín đồ Chăm Bani đang sống tại Melbourne đã chia sẻ với SBS trong kỳ trước. Chức sắc và trí thức Chăm đã nhiều lần lên tiếng với chính phủ nhưng tiếng nói của họ rơi vào im lặng. SBS đã liên lạc với Chính Phủ Việt Nam về vấn đề này và cũng không nhận được câu trả lời.


Người Chăm tại Việt Nam là một trong 54 sắc tộc sinh sống trên dãi đất Việt Nam với lịch sử văn hóa tôn giáo và nghi lễ cổ truyền lâu đời hàng trăm năm nay.

Cộng đồng tôn giáo Chăm Bani là một trong số tôn giáo chính gắn liền với lịch sử và văn hóa bản địa Champa với số lượng tín đồ đứng hàng thứ nhì trong cộng đồng người Chăm.

Việc chính phủ Việt Nam sát nhập cộng đồng Chăm Bani vào Hồi giáo và xóa sổ tên gọi Chăm Bani trên bản đồ tôn giáo Việt Nam đã gây tổn thương và bất bình cho nhiều người Cham Bani.

Một người trẻ trong cộng đồng Cham Bani đã nêu vấn đề này với SBS nói rằng cộng đồng Cham Bani hoàn toàn không hay biết việc tôn giáo của họ bị sát nhập vào Hồi giáo cho đến khi họ đi làm căn cước công dân vào 2017.
Quyết định này chủ yếu dựa trên Nghị định số 92/2007/NĐ-CP về tín ngưỡng và tôn giáo, trong đó Chăm Bà Ni được hợp nhất vào hệ thống Hồi giáo quốc gia.

Nhà thơ học giả Chăm ông Inra Sara - người đã nghiên cứu và có nhiều xuất bản về văn hóa lịch sử truyền thống Champa xưa và nay hiện đang sống tại Việt Nam và là một người Chăm Bà La Môn.

Nói với SBS cho biết ông cũng không biết về sự xác nhập Cham Bani vào Hồi giáo cho đến khi được đồng bào báo động khi họ đi làm căn cước công dân.

Ông và nhiều chức sắc, trí thức Chăm đã nhiều lần lên tiếng yêu cầu chính phủ khôi phục lại tên gọi Cham Bani nhưng lời kêu gọi của họ rơi trong sự im lặng.

SBS đã liên lạc với Chính Phủ Việt Nam về vấn đề này và cũng không nhận được câu trả lời.

Đồng hành cùng chúng tôi tại  và cập nhật tin tức ở
Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ  hay

Share