Triều Tiên thường được mô tả là một trong những quốc gia hà khắc và trấn áp nhất thế giới.
Nhưng một cuộc triển lãm mới tại Đại học Công nghệ Sydney nhằm mục đích phản ánh cách phụ nữ Triều Tiên xoay sở trong bối cảnh khó khăn về kinh tế và hạn chế về xã hội.
Nhà văn và nhiếp ảnh gia Lesley Parker sống tại Sydney đã tới Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cùng một nhóm các nhà nghiên cứu vào năm 2015 và 2018, ghi lại điều mà cô gọi là sự chuyển đổi thầm lặng trong cuộc sống của phụ nữ ở Triều Tiên.
Nạn đói xảy ra ở Triều Tiên vào những năm 1990, thời điểm đàn ông bị bắt buộc đi làm và phụ nữ phải ở nhà.
Giám đốc Chương trình Thạc sĩ ngành Doanh nghiệp xã hội và Phi lợi nhuận - Masters of Not-for-Profit and Social Enterprise Program - tại Đại học Công nghệ Sydney, Bronwen Dalton, cho biết chính phủ Triều Tiên tập trung toàn lực vào nam giới trong nạn đói và vì vị phụ nữ đã phần ít bị kiểm soát.
"Bắc Triều Tiên dạy dỗ và đặt nặng vào chế độ phụ hệ ở tất cả mọi nơi. Bắc Triều Tiên chỉ coi đàn ông là người có quyền tự quyết và năng lực, và họ rất lo ngại khi trong nạn đói, về cơ bản các nhà máy đóng cửa và không có gì để làm. Vì vậy, họ nhấn mạnh rằng tất cả nam giới vẫn phải đi làm ngay cả khi họ không có việc gì làm. Vì vậy, chính phủ đã dành toàn bộ nguồn lực để theo dõi hoạt động của nam giới và họ không để mắt đến phụ nữ."
Giáo sư Dalton cho biết phụ nữ trong xã hội Triều Tiên khi đó đã tự mình gánh vác trách nhiệm chu cấp cho gia đình.
"Nhưng chính những người phụ nữ, những người trong bóng tối đã bí mật biến nguyên liệu thô vào ban đêm thành một loại quy trình có giá trị gia tăng nào đó, sau đó bắt đầu thiết lập các khu chợ ngay trên đường phố. Và khu chợ này ngày càng phát triển cho đến khi Triều Tiên thành lập thị trường chính thức các hệ thống."
Những thị trường phi chính thức này hiện được cho là đã giúp tăng cường thương mại với Trung Quốc và củng cố nền kinh tế.
Phó Giáo sư Chương trình Khoa học Chính trị và Xã hội tại UTS, Kyungja Jung nói rằng một số phụ nữ Triều Tiên chế giễu những chồng gia trưởng trịch thượng giờ đây phải phụ thuộc vào họ.
"Vai trò đã bị đảo lộn, vì vậy khi phụ nữ trở thành trụ cột nuôi gia đình và trung tâm gia đình, đàn ông trở nên phụ thuộc vào thu nhập của vợ. Vì vậy, phụ nữ Triều Tiên rất hài hước và họ, bạn biết đấy, hay chế nhạo chồng mình. Họ nói đùa với chúng tôi rằng đàn ông bây giờ thật vô dụng, họ ví đàn ông giống như một bóng đèn vào ban ngày, nên chúng ta không cần phải bật đèn lên."
Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, phụ nữ đóng góp hơn 70% thu nhập hộ gia đình cả nước.
Giáo sư Dalton và Giáo sư Jung hiện là đồng tác giả cuốn sách "Chủ nghĩa tư bản cơ sở do phụ nữ lãnh đạo ở Triều Tiên" - North Korea's Women-Led Grassroots Capitalism' - cung cấp hồ sơ về sự chuyển biến của phụ nữ ở Triều Tiên.
Cuốn sách gồm những câu chuyện về 52 người đào thoát Bắc Triều Tiên hiện đang sống ở Hàn Quốc và Trung Quốc. Cuốn sách kể về điều mà nhiều người đào thoát này mô tả là sự chuyển đổi sang chế độ mẫu hệ ở Bắc Triều Tiên.
Nhưng giáo sư Dalton nói rằng điều quan trọng là đừng quên những hậu quả và cái giá phải trả khi giành được quyền lực ở Triều Tiên.
"Chúng tôi đã thể hiện và cố gắng công nhận quyền tự quyết của phụ nữ Bắc Triều Tiên cũng như tiếng nói của họ được lắng nghe. Nhưng chúng tôi không muốn giảm thiểu cái giá phải trả để đạt được một số quyền lực nhỏ ở Bắc Triều Tiên. Phụ nữ là đối tượng bị quấy rối, bỏ tù, đòi hối lộ và các hình thức tước đoạt khác, cũng như buôn bán tình dục. Và trong một nhà nước rất kiểm soát và độc tài, hậu quả của việc dám có một quan điểm hay một chút ý chí mạnh mẽ là điều mà chúng tôi không thể nói là nhỏ được."
Hiến pháp Triều Tiên tuyên bố phụ nữ có “địa vị xã hội và quyền bình đẳng với nam giới”, nhưng các nhóm nhân quyền cho rằng điều này không đúng.
Các nhóm như Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết phụ nữ và trẻ em gái Triều Tiên phải chịu bạo lực, phân biệt đối xử và áp đặt các định kiến giới tính trên diện rộng.
Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Úc, Daniela Gavshon nói rằng tình trạng nhân quyền ở Triều Tiên vẫn còn ảm đạm.
"Tình trạng nhân quyền đối với Phụ nữ ở Bắc Triều Tiên thực sự rất kém, trong khi trên giấy tờ, chính phủ Bắc Triều Tiên đã ký kết một số hiệp ước quốc tế về nhân quyền, nhưng trên thực tế, những hiệp ước này không được thực thi. Và vì vậy, những gì chúng tôi thấy là một hệ thống Nho giáo rất gia trưởng, nơi phụ nữ được dạy phải phục tùng nam giới và điều đó ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống của họ."
Năm ngoái, 81% người trốn khỏi Triều Tiên là phụ nữ.
Kumyoung Choi lmột trong số đó hiện đang sống ở Queensland.
Cô cho biết thông qua hệ thống thị trường, nhiều phụ nữ đã nghe nói đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.
"Phụ nữ nghe nói rằng nếu đến Trung Quốc họ có thể được ăn uống đầy đủ ngon lành, sẽ có thức ăn và tiền bạc, vì vậy hầu hết những người đào thoát khỏi Triều Tiên, chủ yếu là phụ nữ, đã trốn thoát khỏi Triều Tiên sau khi nghe những lời truyền tai này."
Nhiếp ảnh gia Lesley Parker cho biết cô hy vọng những bức ảnh của mình sẽ cho thấy một khía cạnh thường bị bỏ qua và không được công nhận đối với phụ nữ và xã hội Triều Tiên nói chung.
"Tôi nghĩ tôi muốn mọi người khi nhìn vào những bức ảnh này, họ có được một lát cắt về cuộc sống ở Triều Tiên và hiểu rằng phụ nữ Triều Tiên, người dân Triều Tiên nói chung, họ không phải là những người máy bị tẩy não, đó là những hình ảnh mạnh mẽ mà truyền thông chúng tôi có về người dân Bắc Triều Tiên. Và họ cũng tách khỏi chính phủ., bạn biết đấy, đây là những người bình thường sống cuộc sống bình thường, vui vẻ, xây dựng tình bạn, làm việc rất chăm chỉ để xây dựng cuộc sống tốt hơn cho gia đình họ. Trong sự eo hẹp và không có mấy lựa chọn, những người phụ nữ này mạnh mẽ, kiên cường và sáng tạo. Tôi nghĩ cuộc sống của họ rất khác với chúng ta, nhưng họ cũng rất giống chúng ta, và đó là điều chúng ta cần nhớ."