Tổng Giám Đốc Y Tế Thế Giới WHO, Tedros Ghebreyesus cho biết, việc lây nhiễm cùng lúc của biến chủng Delta và Omicron hiện tạo nên một đợt sóng thần về các ca nhiễm.
“Ngay bây giờ, biến thể Delta và Omicron là mối đe dọa song hành đang khiến cho các ca nhiễm mới lên mức kỷ lục, điều này một lần nữa dẫn đến số ca nhập viện và tử vong gia tăng đột biến".
'Tôi thực sự lo ngại rằng Omicron dễ lây lan hơn, cùng lúc với Delta đang dẫn đến một cơn thảm họa sóng thần”, Tedros Ghebreyesus.
Ông lập lại lời kêu gọi đến các nước hãy chia sẻ vắc xin một cách công bằng và cảnh cáo rằng, việc quá chú trọng vào mũi tiêm chủng tăng cường của các nước giàu có, có thể khiến các nước nghèo hơn thiếu hụt vắc xin.
“Hiện tại nguồn cung cấp vắc-xin đang được cải thiện, mặc dù các nước giàu chú trọng đến các mũi vắc xin tăng cường, có thể khiến các nước thu nhập thấp thiếu hụt một lần nữa".
"Tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo của các nước giàu và các nhà sản xuất, hãy học các bài học của các biến thể Alpha, Beta, Gamma, Delta và bây giờ là Omicron, cộng tác cùng nhau để đạt được tỷ lệ tiêm chủng là 70 phần trăm, đối với dân số đủ điều kiện trên toàn cầu”, Tedros Ghebreyesus.
WHO hiện vận động mỗi nước nên đạt được mục tiêu là tiêm chủng 70 phần trăm vắc xin cho dân chúng đến giữa năm 2022, việc nầy sẽ giúp chấm dứt giai đoạn bùng phát của đại dịch.
Giai đoạn nầy sẽ kết thúc vào năm tới, thế nhưng ông Mike Ryan thuộc WHO cảnh cáo rằng, dịch bệnh sẽ không tự nhiên biến mất.
“Chúng ta đề cập chuyện này từ lâu rồi, đó là giai đoạn bùng phát của đại dịch, vốn là một đại dịch liên quan đến thảm kịch về số người chết và nhập viện, có thể kết thúc vào năm 2022".
"Bản thân virus không có khả năng biến mất hoàn toàn và có thể sẽ lắng xuống thành một mô hình lây truyền ở mức độ thấp, đôi khi gây ra các đợt bùng phát ở những quần thể chưa được tiêm chủng".
"Chúng tôi hy vọng đó là việc kết thúc ở đây”, Mike Ryan.
Giao Thừa sẽ đánh dấu kỷ niệm 2 năm Trung Quốc báo động cho WHO, về 27 trường hợp 'viêm phổi do vi rút' không rõ nguyên nhân tại thành phố Vũ Hán.
Kể từ đó có hơn 281 triệu người đã được báo cáo là bị nhiễm coronavirus mới trên toàn cầu và hơn 5 triệu người đã tử vong, theo thống kê của hãng tin Reuters.
Tại Hoa Kỳ, các cơ quan y tế đã rút ngắn thời gian cách ly được khuyến cáo cho những người Mỹ mắc bệnh COVID-19 không có triệu chứng, xuống còn 5 ngày so với hướng dẫn trước đó là 10 ngày.
Bà Rochelle Walensky, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh cho biết, những người không có triệu chứng, nên đeo khẩu trang khi ở gần những người khác sau khi cách ly.
“Chúng tôi đã theo dõi nhiều lãnh vực khoa học, để đưa ra quyết định quan trọng này".
"Một là cách vi rút hoạt động, khi quí vị vẫn còn bao nhiêu vi rút có thể lây truyền sau 5 ngày?".
"Chúng tôi biết rằng, hầu hết khả năng lây truyền xảy ra trong 1 đến 2 ngày, trước khi quí vị có các triệu chứng và trong 2 đến 3 ngày sau đó".
"Vì vậy, vào thời điểm 5 ngày cô lập đã xảy ra, quí vị có thể có khoảng 85 đến 90 phần trăm tiềm năng lây truyền, trong khi quí vị bị cô lập”, Rochelle Walensky.
Tại Anh Quốc, Thủ Tướng Anh Boris Johnson cảnh cáo về tình trạng qúa đông đảo bệnh nhân trong phòng chăm sóc đặc biệt ICU do COVID-19, vì chưa tiêm chủng liều tăng cường, ông thúc giục mọi người hãy đi tiêm chủng.
“Nếu không tiêm chủng vắc xin, quí vị có nguy cơ nhập viện gấp 8 lần, vì vậy đó là chuyện hết sức quan trọng phải làm".
"Hãy đi chủng ngừa và vui hưởng Năm Mới một cách vui vẻ nhưng thận trọng”, Boris Johnson.
"Điều này có thể cho chúng ta biết rằng Omicron sẽ đẩy Delta ra ngoài, và chuyện đó có thể quan trọng, đặc biệt nếu Omicron phát sinh bệnh ít nghiêm trọng hơn", Alex Sigal.
Anh Qúôc hiện báo cáo trường hợp nhiễm COVID-19 kỷ lục, với hơn 129 ngàn được ghi nhận vào thứ Ba 28 tháng 12, do biến thể Omicron có khả năng lây truyền cao.
Cũng có những báo cáo về những người phấn đấu để có được xét nghiệm.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Nam Phi cho thấy, Omicron có thể thay thế biến thể Delta, vì nhiễm biến thể mới sẽ tăng khả năng miễn dịch cho biến thể cũ hơn.
Nghiên cứu chỉ bao gồm một nhóm nhỏ người tham dự và chưa được đánh giá đầy đủ, thế nhưng nó phát hiện ra những người bị nhiễm Omicron, đặc biệt là những người đã được tiêm chủng, đã phát triển khả năng miễn dịch tăng cường đối với biến thể Delta.
Giáo sư Alex Sigal dẫn đầu cuộc nghiên cứu nói rằng, biến thể mới rất có thể sẽ đẩy Delta ra khỏi Nam Phi.
“Chúng tôi xem xét khả năng miễn dịch đối với Delta ở những người bị nhiễm Omicron và thấy rằng khả năng miễn dịch được tăng cường".
"Điều đó có nghĩa là, những người đã bị nhiễm Omicron ít có khả năng bị tái nhiễm Delta".
"Thế nhưng điều ngược lại khó có thể đúng, vì vậy những người bị nhiễm Delta không nhất thiết được bảo vệ khỏi nhiễm trùng Omicron".
"Điều này có thể cho chúng ta biết rằng Omicron sẽ đẩy Delta ra ngoài, và chuyện đó có thể quan trọng, đặc biệt nếu Omicron phát sinh bệnh ít nghiêm trọng hơn", Alex Sigal.
Theo một nghiên cứu ở Nam Phi trước đó, những người bị nhiễm Omicron giảm nguy cơ nhập viện và bệnh nặng so với biến thể Delta, mặc dù các tác giả cho biết điều đó có thể là do khả năng miễn dịch cộng đồng cao.
Còn Pháp đang chứng kiến cái gọi là 'làn sóng thủy triều' của COVID-19, với 208 ngàn ca nhiễm được báo cáo trong 24 giờ qua, một kỷ lục mới của nước nầy và của châu Âu.
Pháp đã liên tục phá vỡ kỷ lục nhiễm bệnh trong vài ngày qua, với 180 ngàn ca nhiễm hôm thứ Ba, là mức cao nhất đối với một quốc gia ở châu Âu.
Tình hình tại các bệnh viện Pháp vốn đã rất đáng lo ngại vì biến thể Delta, với Omicron vẫn chưa có tác động.
Được biết có 5 triệu người vẫn chưa được tiêm chủng ở Pháp.
Để đẩy mạnh hơn nữa việc tiêm chủng, kế hoạch thẻ vắc xin của chính phủ sẽ yêu cầu bằng chứng tiêm chủng, chứ không chỉ là xét nghiệm âm tính, để vào những nơi công cộng, việc nầy sẽ có hiệu lực từ ngày 15 tháng 1, nếu quốc hội thông qua dự thảo luật của chính phủ.
Để biết được các dịch vụ y tế và hỗ trợ hiện có bằng tiếng Việt, xin vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại