Tháng Hai, các ca nhiễm Omicron luôn ở mức cao nhất từ trước đến nay.
Hơn một triệu rưỡi người đã nhiễm bệnh, trong khi hàng triệu người khác phải xếp hàng để xét nghiệm.
Nhưng một cuộc khảo sát gần đây đối với những người hiến máu cho thấy tỷ lệ lây nhiễm thực sự lớn hơn nhiều so với những gì các con số đã ghi nhận.
Giáo sư John Kaldor từ Viện Kirby cho biết con số thực có khả năng cao gấp đôi những gì được ghi nhận ban đầu.
"Chúng tôi đã thực hiện cuộc khảo sát với những người hiến máu vào cuối tháng 2 năm nay, tại thời điểm đó đã có hơn một triệu trường hợp COVID được ghi nhận, đại diện cho một tỷ lệ phần trăm dân số Úc nhất định. Nhưng chúng tôi phát hiện ra thông qua cuộc khảo sát này ít nhất gấp đôi số người có thể đã bị nhiễm bệnh."
Cuộc khảo sát đã kiểm tra 5.000 mẫu từ những người hiến máu, tìm kiếm các kháng thể đặc biệt để chống lây nhiễm, chứ không phải từ việc tiêm chủng.
Kết quả cho thấy, vào cuối tháng Hai, ít nhất 17% dân số đã bị nhiễm bệnh gần đây, ở các nhóm tuổi trẻ hơn, con số này đã tăng lên 27%.
"Những người ở nhóm tuổi trẻ hơn như thanh niên. Vì đây đều là những người hiến máu nên họ phải trên 18 tuổi, nhưng những người ở độ tuổi 20 hoặc 30 có tỷ lệ lây nhiễm cao hơn nhiều so với những người ở độ tuổi 50, 60 hoặc 70 tuổi. Và điều đó phù hợp với mô hình chúng tôi đã thấy trong các trường hợp được báo cáo."
Tỷ lệ kháng thể cao nhất được tìm thấy ở Queensland, tiếp theo là Victoria và New South Wales, trong khi mức thấp nhất là ở Tây Úc.
Không phải ai cũng đi xét nghiệm khi họ không khỏe, đôi khi việc xét nghiệm khó tiếp cận. Ngoài ra, có tới 30 - 40% người không có triệu chứng. Đặc biệt sẽ có bệnh nhẹ hơn nếu đã được tiêm phòng.
Giáo sư Kristine Macartney từ Trung tâm Giám sát và Nghiên cứu Tiêm chủng Quốc gia giải thích.
"Có một số lý do, không phải ai cũng đi xét nghiệm khi họ không khỏe, đôi khi việc xét nghiệm khó tiếp cận. Ngoài ra, một số người sẽ không có triệu chứng, có tới 30 - 40% người không có triệu chứng. Đặc biệt sẽ có bệnh nhẹ hơn nếu đã được tiêm phòng."
Các chuyên gia cho biết mức độ lây nhiễm thực sự trong cộng đồng có thể không bao giờ thực sự được biết đến, bởi vì không rõ kháng thể tồn tại trong cơ thể bao lâu và không phải tất cả đều được thu thập thông qua xét nghiệm.
Nhưng một khi mọi người đã quá mệt mỏi với COVID và coi nó như các căn bệnh lây nhiễm thông thường, các chuyên gia như Tiến sĩ Chris Moy từ Hiệp hội Y khoa Úc nói rằng việc mọi người tiếp tục đi xét nghiệm là điều cần thiết.
"Điều chúng tôi không muốn là có quá nhiều ổ bị lây nhiễm cùng một lúc, mọi người có thể vô tình lây bệnh cho người khác.
Tại thời điểm hiện tại, vấn đề của chúng tôi là vẫn có khoảng ba nghìn người phải nhập viện cùng một lúc trên khắp nước Úc. Điều đó đang gây áp lực rất lớn lên hệ thống y tế vào thời điểm hiện tại.
Vì vậy, hãy thực sự làm chậm nó lại, để những người nhiễm bệnh biết tình trạng của họ và không lan truyền nó quá nhanh, để những người liên hệ với họ có thể phản ứng một cách thích hợp."
Trong khi đó, một nhóm các nhà nghiên cứu khác tại Queensland Health và QIMR Berghofer đang cố gắng xác định lý do tại sao mọi người có phản ứng miễn dịch khác nhau với vắc xin Covid-19 và bản thân vi rút.
Giáo sư Janet Davies là một trong những chuyên gia thực hiện nghiên cứu trên toàn tiểu bang.
"Chúng tôi không giải trình tự toàn bộ bộ gen của một người, nếu bạn muốn, chúng tôi sẽ lấy các mẫu nhỏ bộ gen của họ để xem xét các gen phản ứng miễn dịch và các yếu tố điều chỉnh cách hệ thống miễn dịch phản ứng, cụ thể là cách các kháng nguyên và tác nhân lây nhiễm mà chúng ta gặp được lấy mẫu.
Chúng tôi sẽ làm điều đó vì nó là yếu tố quyết định chính đến cách hệ thống miễn dịch của chúng ta hoạt động."
Những người đã tiêm vắc-xin hoặc mũi tăng cường trong vòng ba tháng qua đang được yêu cầu đăng ký nghiên cứu QoVaX.