Một nghị sĩ từ bỏ đảng Xanh vì bất đồng về Tiếng nói Thổ dân trước quốc hội

News

Senator Lidia Thorpe announces she is resigning from the Greens Source: AAP

Chính trị gia gốc thổ dân Lidia Thorpe đã bất đồng với các đồng nghiệp của mình về cuộc trưng cầu dân ý Tiếng nói Thổ dân trước Quốc hội. Bà đã rời bỏ đảng, trong một cuộc rút lui đầy kịch tính để theo đuổi và cổ võ cho quyền của người thổ dân. Thủ tướng thúc giục sự đoàn kết trong cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý.


Một nghị sĩ đã tự khai trừ khỏi Đảng Xanh tại quốc hội liên bang.

Thượng nghị sĩ độc lập Lidia Thorpe đã tuyên bố từ chức.

"Trên vùng đất bị đánh cắp. Tôi đã nói với lãnh đạo đảng Xanh, ông Adam Bandt và Chủ tịch Thượng viện rằng tôi sẽ từ chức khỏi Đảng xanh để ngồi vào ghế độc lập của Thượng viện. Đất nước này có một phong trào đòi chủ quyền cho người thổ dân mạnh mẽ với những chiến binh đầy trung thành và tận tụy. Tôi muốn đại diện hoàn toàn cho phong trào đó trong Quốc hội này."

Trước đó, bà Lidia Thorpe là phát ngôn nhân của Đảng Xanh về các vấn đề thổ dân.

Bà Thorpe nói rằng bà mong muốn được phát biểu một cách tự do hơn về các vấn đề ảnh hưởng đến người thổ dân Úc.

"Bây giờ, tôi sẽ có thể tự do phát biểu, về mọi vấn đề, từ góc độ chủ quyền, mà không bị hạn chế bởi các danh mục và các quan điểm đã được thống nhất trong đảng.

Các nghị sĩ Đảng Xanh, các dân biểu đã nói với tôi rằng họ muốn ủng hộ tiếng nói thổ dân trước quốc hội. Đây là mâu thuẫn với các nhà hoạt động cộng đồng, những người đang nhìn thấy hiệp ước diễn ra trước tiếng nói của người Thổ dân.

Đây là thông điệp vang dội trên đường phố vào ngày 26 tháng 1. Đây là một phong trào mà tôi đã gây tiếng vang. Những bậc trưởng lão của tôi đã tuần hành vì một hiệp ước. Đây là con người của tôi."

Thượng nghị sĩ Thorpe đã phản đối Tiếng nói Thổ dân trước Quốc hội (hay còn gọi là Voice) tại cuộc biểu tình ngày xâm lược 26 tháng 1 ở Melbourne.

Ngày càng khó có thể ủng hộ đề xuất trưng cầu dân ý hiện nay, Thượng nghị sĩ Thorpe nói rằng có một vấn đề về người thổ dân ở Úc.

"Có một phong trào bảo vệ chủ quyền của người thổ dân ngoài kia mà không ai muốn lắng nghe, vì vậy tôi sẽ là tiếng nói của họ. Tôi đã dành cả cuộc đời mình để đấu tranh cho công lý, để bảo vệ chủ quyền của chúng ta, để cứu những người thổ dân, đây là mục tiêu của tôi."
Sức mạnh và niềm tin của tôi đến từ một thời gian dài hoạt động, từ tổ tiên của tôi và từ mẫu hệ của tôi, những người tiếp tục nói với tôi hàng ngày, hãy tiếp tục nỗ lực, giữ lấy sự chính trực của mình và giữ cho ngọn lửa bùng cháy."
Thượng nghị sĩ Lydia Thorpe
Lãnh đạo Đảng Xanh Adam Bandt nói rằng đây là một ngày buồn cho đảng của ông.

"Tôi thực sự buồn khi thấy bà ấy rời Đảng Xanh. Thượng nghị sĩ Thorpe rời Đảng Xanh với sự tôn trọng to lớn của chúng tôi. Bà ấy là một chiến binh cho người dân của mình. Bà ấy đã giúp đưa ra hiệp ước nâng cao tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong chương trình nghị sự của quốc hội. Tôi đã nói rõ với thượng nghị sĩ Thorpe rằng bà ấy vẫn có một vị trí trong Đảng Xanh."

Lãnh đạo đảng khẳng định rằng ông đã cố gắng tìm kiếm một thỏa hiệp hiến pháp.

"Tôi đã nói rõ với Thượng nghị sĩ Thorpe rằng bà ấy vẫn có một vị trí trong Đảng Xanh và hãy tiếp tục ở Đảng Xanh, kể cả với tư cách là người phát ngôn về vấn đề thổ dân của đảng, bà ấy có quyền theo hiến pháp của chúng ta để bỏ phiếu khác trong Voice".

Đảng Xanh đã vướng vào cuộc chiến nội bộ trong nhiều tháng qua về cuộc trưng cầu dân ý Tiếng nói thổ dân trước Quốc hội.

Sau sự ra đi của Thượng nghị sĩ Thorpe, đảng đã họp vào tối thứ Hai và các nguồn tin cấp cao cho biết các nghị sĩ và thượng nghị sĩ sẽ tán thành chiến dịch "đồng ý".

Thủ tướng Úc Anthony Albanese, nói rằng người Úc nên có tiếng nói của mình.

"Tôi tin chắc rằng người Úc nên tận dụng cơ hội mà họ sẽ có trong nửa cuối năm nay để bỏ phiếu thuận. Bỏ phiếu để bước đi trên con đường hòa giải."

Đảng Tự do có thể củng cố quan điểm của mình về cuộc trưng cầu dân ý trong vòng hai tuần tới.

Họ đang tiếp tục yêu cầu thêm thông tin trước khi đưa ra quyết định.

Người phát ngôn về thổ dân sự vụ của phe đối lập Julian Leeser nói, chính phủ nên điều chỉnh hướng đi.

"Chính phủ đang tự vấp ngã vì thiếu thông tin chi tiết. Chính phủ đang làm hỏng việc này. Việc thiếu thông tin chi tiết thực sự đang gây tổn hại cho sự ủng hộ đối với tiếng nói của thổ dân trước quốc hội.

Hôm qua là câu hỏi về tham vấn cho Nghị viện và cơ quan hành pháp. Hôm nay là các câu hỏi về tiếng nói của nội các quốc gia và ai biết được những câu hỏi ngày mai sẽ ra sao. Vì vậy, lời cầu xin của tôi dành cho lãnh đạo bên phía đối lập... Lời cầu xin của tôi là hãy điều chỉnh hướng đi, làm ơn hãy điều chỉnh hướng đi."

Cuộc tranh luận chắc chắn vẫn chưa kết thúc.

LISTEN TO
vietnamese_Referendum_0908.mp3 image

Cuộc trưng cầu dân ý tiếng nói người Thổ dân trong quốc hội Úc là gì?

SBS Vietnamese

05:11

Share