Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người hay HIV, là loại vi rút tấn công hệ thống miễn dịch của cơ thể và nếu không được điều trị, có thể dẫn đến bệnh AIDS.
Nghiên cứu mới của Đại học Monash đã phát hiện ra rằng, một số người nhiễm HIV đang lựa chọn phương pháp điều trị kháng vi-rút dưới mức tối ưu, hay còn gọi là A-R-T, vì lo sợ rằng đơn xin thường trú của họ sẽ bị từ chối, vì các quy định về những gì người nộp đơn có thể chi tiêu cho sức khỏe của họ trong khoảng hơn 10 năm.
Phó giáo sư Jason Ong của Monash cho biết, những phương pháp điều trị rẻ tiền hơn, không có tác dụng kiểm soát HIV tốt và không an toàn.
"Yêu cầu cụ thể này là ‘Ngưỡng Chi Phí Đáng Kể’, nó có thể có tác động đáng tiếc và không chủ ý đối với người nhiễm HIV".
"Nó gửi đi thông điệp rằng, những người nhiễm HIV, hoặc bất kỳ ai phải trả hơn 51 ngàn đô la trong 10 năm, đều không được chào đón ở Úc, bởi vì về căn bản, bạn đã khiến chúng tôi tốn quá nhiều tiền".
"Tôi nghĩ đó là một ngưỡng không công bằng vào thời điểm hiện tại và Ủy ban Nhân quyền Úc cùng nhiều cơ quan khác, đã viết thư cho chính phủ để sửa đổi điều này”, Jason Ong.
Được biết những quy định nhập cư này không chỉ áp dụng cho cá nhân mà còn cho các thành viên trong gia đình.
Matthew không phải tên thật, khi anh ấy nói chuyện với SBS với điều kiện giấu tên.
Cha của Matthew nhiễm HIV gần 10 năm trước và đang được điều trị một phần ở Úc.
Đơn xin thường trú của mẹ anh đã bị từ chối, vì chồng bà đã vượt quá ‘Ngưỡng Chi Phí Đáng Kể’.
Matthew nói, điều này là không công bằng.
“Nó không mang lại sự công bằng cho tất cả mọi người".
"Ngưỡng đó chỉ nên áp dụng cho một người giả định dùng cùng loại thuốc với cha tôi, vốn hoàn toàn không phải vậy”, Matthew.
Điều đó có thể xảy ra, nhưng đó chỉ là vấn đề của chính phủ, nhưng lại không có hành động nào, Dash Heath-Paynter.
Trong khi đó Alexandra Stratigos là Luật sư chính tại Trung tâm Pháp lý HIV Aids.
Cô nói rằng, chi phí cho những thường trú nhân sống chung với HIV là khoảng 117 ngàn đô la trong khoảng thời gian 10 năm, nhưng khoản chi này sẽ không loại trừ bất kỳ ai.
“Chúng ta sẽ không muốn quay trở lại tình trạng hiện tại vì có những tiến bộ trong y học, khả năng tăng giá của các loại thuốc mới hơn và sau đó mọi người vẫn không đáp ứng được các tiêu chí về sức khỏe, vì ngưỡng chi phí đáng kể đã bị hạn chế và chưa đủ cao”, Alexandra Stratigos.
Được biết số ca chẩn đoán HIV ở Úc đã giảm gần một nửa trong thập niên qua và một số chuyên gia y tế cho biết, chúng ta sẽ đạt được tiến bộ lớn hướng tới mục tiêu loại bỏ HIV, như một mối đe dọa sức khỏe cộng đồng nếu đường hướng đó tiếp tục.
Nhưng mối lo ngại lớn hơn của họ là, Úc vẫn có thể không đạt được mục tiêu giảm 90% vào năm 2030, phần lớn là do sự bất bình đẳng trong việc cung cấp và tiếp nhận các chiến lược phòng ngừa và điều trị HIV.
Luật sư Stratigos cho biết, các quy tắc di trú như Ngưỡng Chi Phí là một ví dụ hoàn hảo.
“Điều quan trọng là bất kỳ thay đổi nào được thực hiện đối với luật lệ, mà thông điệp phải nêu rõ rằng, tình trạng HIV của bạn sẽ không ảnh hưởng đến việc cấp thị thực, bởi vì bất cứ điều gì ít hơn như vậy, thì chúng ta có nguy cơ là mọi người vẫn cố gắng làm những việc không có lợi cho sức khỏe của họ".
"Và ngược lại, nó có thể không mang lại lợi ích lâu dài về mặt chi phí cho cộng đồng Úc, nếu mọi người làm điều gì đó có hại cho sức khỏe của họ, để cuối cùng họ có được quyền thường trú".
"Việc nầy cũng sẽ đặt chúng ta vào tình thế không thể chấm dứt HIV ở Úc".
"Vì vậy trừ khi thông điệp đó rất rõ ràng, thì chúng ta sẽ không thể chấm dứt HIV ở Úc”, Alexandra Stratigos.
Được biết hồi năm 2022, New Zealand đã tăng ngưỡng chi phí y tế từ 41 ngàn đô la New Zealand lên 81 ngàn đô New Zealand.
Giám đốc điều hành của Health Equity Matters là Dash Heath-Paynter nói rằng, chính phủ liên bang Úc nên xem xét quyết định đó và tiến sĩ Ong đồng ý.
Ông nói rằng, mặc dù Úc có thể dẫn đầu thế giới trong việc loại bỏ HIV, nhưng những luật di cư như thế này lại khiến đất nước này tụt hậu so với các quốc gia khác, như một phần của thủ tục xin thị thực, vốn đã đủ căng thẳng.
“Chúng tôi là những nhà lãnh đạo thế giới trong việc ứng phó với HIV, nhưng đây là một điều mà chúng tôi hoàn toàn đứng sau những người khác".
"Hầu hết các quốc gia trên thế giới đã thay đổi luật nhập cư, để HIV được miễn trừ khỏi tiến trình di cư này".
"Điều đó có thể xảy ra, nhưng đó chỉ là vấn đề của chính phủ, nhưng lại không có hành động nào”, Dash Heath-Paynter.