Đó có thể là một ngày với bầu trời trong xanh tại Bãi biển Bondi mang tính biểu tượng của Sydney, thế nhưng có vẻ như điều gì đó khác không rõ ràng như vậy và đó là bảng chỉ dẫn.
“Không tôi chẳng biết, nó khó hiểu quá”, một nữ du khách.
“Tôi không nhận ra là luôn bơi giữa các lá cờ, nếu điều đó không nói bằng văn bản”, một nam du khách.
Được biết kỷ lục 141 ca tử vong dưới nước, đã xảy ra trên bờ biển Úc vào năm 2021-22, khiến một số người đặt câu hỏi về việc các biển báo an toàn, đang hoạt động tốt đẹp như thế nào.
Một nghiên cứu mới đã khảo sát 160 người tại bãi biển Bondi, hỏi về cách hiểu của họ với các biển báo.
Cuộc nghiên cứu phát hiện ra, khoảng một nửa số người sinh ra ở nước ngoài và 40% người sinh ra ở Úc, không hoặc rất hiếm khi họ không thèm đọc các dấu hiệu.
Nó cũng tiết lộ khoảng 30 phần trăm người Úc và những người đi biển sinh ra ở nước ngoài nghĩ rằng, thông điệp ‘bơi giữa cờ’ có nghĩa là chỉ những người bơi đúng cách, chẳng hạn như bơi nhiều vòng mới có thể ở đó.
Trong khi phân nửa những người đi biển giải thích rằng, ‘không có cờ tức là không có dấu hiệu bơi' để có nghĩa là bạn có thể đi vào, chỉ cần không bơi mà thôi, nhưng chơi và lội nước là được.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Tiến sĩ Masaki Shibata từ Đại học Adelaide.
“Về căn bản, du khách nghĩ rằng bơi giữa các lá cờ nghĩa là bạn phải bơi theo đúng nghĩa như vậy và nếu không thể bơi ở trong, thì bạn có thể bơi ở bên ngoài, đó là một cách giải thích kinh khủng, phải không”, Masaki Shibata.
"Tôi nghĩ cần phải có sự giới thiệu và nhận thức tốt hơn để mọi người khi đến Úc, họ nhận thức được những gì họ có thể tiếp xúc”, Shane Daw.
Một trong những quan điểm của Tiến sĩ Shibata, là các nhà chức trách nên xem xét lại màu sắc bao gồm cả cờ đỏ và vàng, bởi vì ở một số quốc gia, màu đỏ thực sự có nghĩa là nguy hiểm.
Khách du lịch này không cảm thấy chắc chắn.
“Bình thường tôi sẽ tìm lá cờ xem có nguy hiểm không, tôi không biết màu sắc ở đây nhưng tôi nhận thấy, màu đỏ có nghĩa là đừng xuống nước, nó quá nguy hiểm phải không?”, một du khách.
Trong khi đó Tiến sĩ Shibata gợi ý rằng, hình ảnh có thể giải thích chính xác hơn, những mối nguy hiểm mà người nước ngoài có thể không hiểu, chẳng hạn như loài sứa độc ở đây được gọi là 'bluebottles'.
“Chỉ 50% những người đi ra biển sinh ra ở nước ngoài, biết bluebottle là gì".
"Nếu ai đó nói, 'hãy cẩn thận với bluebottles', bạn có thể nghĩ rằng" đó là một mảnh thủy tinh hoặc cái gì đó, đúng không? Nó có thể là một cái chai màu xanh lam".
"Vì vậy, đây là một thứ khác, mà những gì chúng tôi đang sử dụng trên bãi biển Bondi, ngay cả khi những người đi biển sinh ra ở nước ngoài và đọc bảng chỉ dẫn, họ có thể không hiểu nó nghĩa là gì”, Masaki Shibata.
Tiến sĩ Shibata cho biết ngoài những kết quả này, các thuật ngữ khác thường được sử dụng trong biển báo, chẳng hạn như bờ biển nguy hiểm và sóng cao, được hiểu bởi ít hơn 30% những người đi biển sinh ra ở nước ngoài.
Còn ông Shane Daw từ đội Cứu Hộ Úc Châu Surf Lifesaving Australia cho biết, một trong những vấn đề đơn giản là mọi người phớt lờ các cảnh báo.
“Tôi nghĩ chúng ta cần phải cẩn thận một chút về cách thức mà chúng ta đi theo".
"Tôi nghĩ cần phải có sự giới thiệu và nhận thức tốt hơn để mọi người khi đến Úc, họ nhận thức được những gì họ có thể tiếp xúc”, Shane Daw.
Trong khi đó ông Daw cho biết một thống kê đáng ngạc nhiên là, trong số những người chết đuối được biết nơi sinh chỉ 12% là khách du lịch, sinh viên quốc tế, hoặc khách du lịch ba lô thường cư trú ở nước ngoài.
Điều đó có nghĩa là, những cư dân Úc sinh ra ở nước ngoài, có nguy cơ cao nhất bị chết đuối trên bờ biển.
Trong khi đó Hội đồng địa phương Waverley, phụ trách các biển báo bãi biển tại Bondi cho biết, họ không thể đưa ra phản hồi trong ngày hôm nay.