Sakandar Khan sinh ra ở Afghanistan vừa trở thành công dân Đan Mạch.
Ông là một trong những cư dân đầu tiên tham gia lễ nhập tịch mới của đất nước này, nơi nghi lễ bắt tay hiện là bước cuối cùng trong quá trình nhập tịch.
"Thật tuyệt khi tôi có được sự công nhận này. Tôi đã chiến đấu vì nó rất nhiều lần và đã từng bị từ chối, nhưng sau đó tôi vẫn tiếp tục. Tôi chỉ muốn có được quốc tịch Đan Mạch."
"Đối với cuộc thảo luận về việc không muốn bắt tay với một người khác phái, tôi muốn nói với những người đó, rằng họ chưa hiểu được ý nghĩa của việc trở thành người Đan Mạch . Ở quốc gia này , chúng ta đã có sự bình đẳng từ nhiều thế hệ và chúng ta đã chiến đấu hết mình vì điều đó . Do đó, chúng ta cần phải bảo vệ và thể hiện sự tôn trọng.", theo lời Bộ trưởng Di trú Đan Mạch Inger Stojberg.
Luật mới đã bị chỉ trích vi phạm quyền tự do tôn giáo, khi một số người chứng kiến là người Hồi giáo và Do Thái tránh chạm vào các người khác giới không phải gia đình.
Nhưng đối với ông Khan, người đã trốn khỏi Afghanistan cùng gia đình vào năm 2001, việc bắt tay Bộ trưởng Di trú - là một phụ nữ - không phải là vấn đề.
"Đây là luật của Đan Mạch và tôi nghĩ rằng đó là điều hay khi họ làm như vậy. Đối với tôi , chuyện đó ổn."
Động thái này đã thúc đẩy phản ứng mạnh mẽ từ một số thị trưởng, những người phải tiến hành các nghi lễ công dân. Nhiều người trong số họ cho rằng mình sẽ sớm phải đại diện cho một chính sách mà họ nói là không hề liên quan đến chuyện nhận quốc tịch.
Nhưng Bộ trưởng Di trú Inger Stojberg nói rằng cái bắt tay là một phần quan trọng của văn hóa và giá trị của Đan Mạch.
"Đây rõ ràng là một biểu tượng chứng tỏ rằng một người cư dân tuân thủ các quy tắc cơ bản và ở đất nước này, chúng ta bình đẳng . Đối với cuộc thảo luận về việc không muốn bắt tay với một người khác phái, tôi muốn nói với những người đó, rằng họ chưa hiểu được ý nghĩa của việc trở thành người Đan Mạch . Ở quốc gia này , chúng ta đã có sự bình đẳng từ nhiều thế hệ và chúng ta đã chiến đấu hết mình vì điều đó . Do đó, chúng ta cần phải bảo vệ và thể hiện sự tôn trọng."
Đảng Tự do của bà Stojberg là một phần của chính phủ thiểu số ba đảng. Đảng này phụ thuộc vào Đảng Nhân dân Đan Mạch chống nhập cư để thông qua luật.
Kể từ khi một triệu người xin tị nạn đến châu Âu vào năm 2015, Đan Mạch đã nhận ít di dân hơn so với các nước láng giềng và đưa luật mới vào những nơi nhằm hạn chế sự tiếp nhận thêm di dân.
Tháng 8 năm ngoái, nước này đã đưa ra lệnh cấm che mặt, làm dấy lên những cuộc biểu tình lớn từ phụ nữ Hồi giáo và các nhóm nhân quyền.
Nhưng đối với một số di dân mới nhập tịch, như Sheryll Dufke, người gốc Philippines, có được một nơi để thuộc về là điều quan trọng hơn bất kỳ luật nào.
Cô đã xúc động đến rơi nước mắt khi cô cuối cùng cũng đã được cấp quốc tịch Đan Mạch.
"Tôi hiểu rằng những cái bắt tay có thể bị xem vượt quá giới hạn nhưng đối với tôi, quan trọng nhất là bản thân tôi và điều đó không sao. Tôi nghĩ rằng toàn bộ nghi lễ này đều ổn. Tôi cảm thấy rằng tôi đã nhận lại được một điều gì đó mà tôi đã bỏ lỡ trong suốt những năm ở Đan Mạch. Những năm vừa qua tôi chỉ chờ đợi tấm vé quốc tịch này, không biết liệu điều đó có khả thi hay không và bây giờ thì nó đã thành hiện thực."
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại