Vào ngày 31 tháng 12 năm 2019, Trung Quốc đã báo cáo một chùm ca bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân tại thành phố Vũ Hán. Sau đó nguyên nhân được xác định là một loại coronavirus mới.
Trường hợp đầu tiên được liên kết với chợ hải sản Hoa Nam của Vũ Hán.
Vào thời điểm đó, Vũ Hán trở thành tâm điểm của đợt bùng phát COVID-19, sau khi rất nhiều người bắt đầu đổ bệnh với một dạng viêm phổi bí ẩn.
“Hôm nay, Ủy ban Y tế và Kế hoạch hóa gia đình thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, đã thông báo cập nhật mới nhất về bệnh viêm phổi do một loại virus chưa xác định. Công tác kiểm tra mầm bệnh đã hoàn tất và chẩn đoán sơ bộ cho thấy có 41 trường hợp mắc bệnh viêm phổi do một loại coronavirus mới được xác định sơ bộ, trong đó 2 người đã xuất viện, 7 người trong tình trạng nặng, 1 người đã tử vong. Các bệnh nhân khác đang trong tình trạng ổn định.”
Tại Úc, trường hợp nhiễm COVID-19 đầu tiên được ghi nhận vào ngày 25 tháng 1 năm 2020, nhưng tin này phần lớn bị lu mờ bởi các vụ cháy rừng dữ dội Mùa hè Đen khiến Sydney chìm trong khói và phần lớn rừng của NSW và Victoria bị thiêu rụi.
Có vẻ như Úc vừa mới giải quyết xong một cuộc khủng hoảng thì một cuộc khủng hoảng khác lại xuất hiện, với sự lo lắng ngày càng tăng về sự lây lan của một loại virus bí ẩn trên khắp thế giới.
Vào ngày 30 tháng 1 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố Tình trạng Khẩn cấp về Sức khỏe Cộng đồng gây Quan ngại Quốc tế. Và vào ngày 11 tháng 3 năm 2020, tổ chức này tuyên bố COVID-19 là đại dịch.
Và chúng tôi lo ngại sâu sắc cả về mức độ lây lan và mức độ nghiêm trọng đáng báo động của việc không hành động. Do đó, chúng tôi đã đưa ra đánh giá rằng COVID-19 có thể được coi là một đại dịch.Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus
Tại Úc, từ ngày 1 tháng 2 năm 2020, chính phủ liên bang đã áp đặt các hạn chế đi lại và yêu cầu cách ly đối với những người đến từ Trung Quốc, và trong những ngày tiếp theo, hai nhóm người Úc đến từ Vũ Hán đã bị cách ly trên Đảo Christmas và tại Howard Springs gần Darwin.
Ngày 10 tháng 3 năm 2020, Tổng trưởng Y tế Greg Hunt thông báo đã có 100 trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19 tại Úc.
Ngày 11 tháng 3 năm 2020, chính phủ liên bang công bố gói y tế trị giá 2.4 tỷ đô la để giải quyết COVID-19.
Ngày 12 tháng 3 năm 2020, chính phủ đã công bố gói hỗ trợ kinh tế trị giá 17,6 tỷ đô la, và một gói hỗ trợ khác trong cùng tháng ba, trị giá 66 tỷ đô la. Ngày 13 tháng 3 năm 2020, Nội các Quốc gia được thành lập.
Ngày 18 tháng 3 năm 2020, Nội các Quốc gia công bố một loạt các biện pháp, bao gồm cấm các cuộc tụ họp trong nhà không cần thiết với qui mô hơn 100 người và hủy bỏ các nghi lễ Ngày Anzac.
Ngày 20 tháng 3 năm 2020, Úc là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới đóng cửa biên giới với người không phải công dân hoặc thường trú nhân.
Vào thời điểm này, nhiều người Úc bắt đầu chú ý đến những gì đang diễn ra và các kệ hàng trong siêu thị đã bị mua sạch khi hoạt động mua sắm hoảng loạn bắt đầu.
Các tiểu bang và vùng lãnh thổ đã sớm đưa ra một loạt biện pháp khẩn cấp và đến cuối tháng 3, nhiều doanh nghiệp không thiết yếu đã buộc phải đóng cửa và các biện pháp giãn cách xã hội đã được áp dụng. Victoria và NSW đã đưa cư dân của họ vào lệnh phong tỏa.
Các tiểu bang Nam Úc, Queensland, Tây Úc và Tasmania đã đóng cửa biên giới, yêu cầu du khách phải cách ly trong 14 ngày. Việc di chuyển vào các cộng đồng bản địa cũng bị hạn chế.
Các hạn chế và phong tỏa kéo dài nhiều tháng đã có hiệu quả và giữ cho số ca nhiễm ở mức tương đối thấp.
Vắc xin đã được phát triển và đến ngày 20 tháng 10 năm 2021, 70% người Úc đã được tiêm hai liều vắc xin. Đây được coi là một cột mốc quan trọng để cho phép nới lỏng các hạn chế.
Nhưng vào cuối năm, biến thể Omicron mới bắt đầu lan rộng.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghhebreyesus nói:
"Tôi lo ngại rằng các ca nhiễm COVID-19 tiếp tục gia tăng, gây thêm áp lực lên các hệ thống y tế và nhân viên y tế đang căng thẳng. Và cũng lo ngại về xu hướng tử vong ngày càng tăng."
12.000 người chết ở Úc và hàng triệu người chết trên toàn thế giới.
Đến đầu tháng 10 năm 2021, Úc có tổng số ca nhiễm được xác nhận trên đầu người thấp thứ hai trong tất cả các quốc gia thuộc nhóm nhóm OECD OECD. New Zealand có tỷ lệ thấp nhất.
Đến đầu tháng 3 năm 2022, Úc đã giảm xuống mức thấp thứ năm về tỷ lệ tử vong, phần lớn là do sự gia tăng các ca mắc bệnh từ đợt bùng phát Omicron.
Trong năm đầu tiên xảy ra đại dịch, 898 người đã chết vì COVID-19 ở Úc, khiến COVID trở thành nguyên nhân gây tử vong thứ 38 vào năm 2020.
Trong số 898 người chết có 800 người ở Victoria.
Trong 18 tháng sau đó, số tử vong ở Úc đã tăng lên hơn 8.000.
Đến ngày 30 tháng 6 năm nay, 8.219 người đã chết do COVID-19, chiếm 2,1% số ca tử vong trong đại dịch.
Các số liệu mới nhất cho thấy tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2022, 12.545 người đã chết do COVID-19 ở Úc.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tính đến ngày 23 tháng 12 năm 2022, đã có 6.656.601 ca tử vong trên toàn thế giới.