Khi Úc kỷ niệm tuần lễ NAIDOC, Bộ trưởng phụ trách người Úc bản địa Linda Burney đã đưa ra một lời kêu gọi nồng nhiệt khuyến khích mọi người ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý về Tiếng nói Bản địa trước Quốc hội.
"Bỏ phiếu thuận sẽ là một hành động yêu nước, một hành động thể hiện niềm tin của bạn vào nước Úc."
Người Úc sẽ tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý vào khoảng giữa tháng 10 và tháng 12, để quyết định xem cơ quan cố vấn của Thổ dân và Dân đảo Torres được gọi là Tiếng nói có nên được ghi vào Hiến pháp hay không.
Trong một bài phát biểu trước Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia, Bộ trưởng Burney cho biết Úc có "công việc còn dang dở" là công nhận người Úc bản địa trong tài liệu thành lập quốc gia.
Bà cũng phác thảo thêm chi tiết về cơ quan độc lập được đề xuất.
Chúng ta không nên tạo cơ hội cho những người Úc chỉ dựa trên di sản chủng tộc họ để có thêm tiếng nói đối với một chính sách ảnh hưởng đến toàn thể người dân Úc. Và tôi không tin mình có thể được thuyết phục vào điều gì đó khi nó chưa được cung cấp đầy đủ về cách sẽ hoạt động như thế nào, sẽ đại diện cho mọi người lên tiếng ra sao. Và tôi nghĩ rằng ở các cộng đồng xa xôi, họ có lẽ đang bị lợi dụng vì mục đích của chương trình nghị sự trưng cầu dân ý này.
"Từ ngày đầu tiên – Tiếng nói sẽ có đầy đủ nội dung. Tôi sẽ yêu cầu Tiếng nói xem xét bốn lĩnh vực ưu tiên chính: y tế, giáo dục, việc làm và nhà ở. Tiếng nói sẽ có nhiệm vụ xem xét lâu dài. Không giống như chính phủ, cơ quan này sẽ không bị phân tâm bởi chu kỳ bầu cử mỗi ba năm."
Linda Burney nói rằng Tiếng nói sẽ tạo ra sự khác biệt thiết thực trong cuộc sống của người Bản địa. Và bà cho biết nó cần phải được tôn trọng theo hiến pháp, thay vì được lập pháp, như phe đối lập đã đề xuất.
"Có hai lý do chính. Thứ nhất, một Tiếng nói hoặc cơ quan tư vấn không thể thực sự độc lập hoặc đưa ra lời khuyên thẳng thắn cho chính phủ đương nhiệm nếu chính quyền đương nhiệm có thể bãi bỏ nó. Và chúng tôi đã thấy điều đó. Và thứ hai, đó là điều mà những Người Úc đầu tiên đã yêu cầu trong Tuyên bố Uluru từ Trái tim. Điểm khởi đầu của sự hòa giải phải là lắng nghe mong muốn của Người bản địa."
Phát ngôn nhân của phe đối lập cho Người Úc bản địa Jacinta Nampijinpa Price đã phản bác điều đó trong một cuộc phỏng vấn với Đài ABC.
"Theo tôi , trong Hiến pháp của mình, chúng ta không nên tạo cơ hội cho những người Úc chỉ dựa trên di sản chủng tộc họ để có thêm tiếng nói đối với một chính sách ảnh hưởng đến toàn thể người dân Úc. Và tôi không tin mình có thể được thuyết phục vào điều gì đó khi nó chưa được cung cấp đầy đủ về cách sẽ hoạt động như thế nào, sẽ đại diện cho mọi người lên tiếng ra sao. Và tôi nghĩ rằng ở các cộng đồng xa xôi, họ có lẽ đang bị lợi dụng vì mục đích của chương trình nghị sự trưng cầu dân ý này."
Linda Burney cũng phản đối chiến dịch Không, cáo buộc một trong những nhóm chủ chốt đã truyền bá thông tin sai lệch về Tiếng nói.
"Chiến dịch Không đang được điều hành bởi một nhóm có tên là Nước Úc Công bằng. Nó đang du nhập chính trị kiểu Trump vào Úc. Đó là hậu sự thật và mục đích của nó là phân cực, mục đích của nó là gieo rắc sự chia rẽ trong xã hội của chúng ta bằng cách đưa các tuyên bố sai lệch, bao gồm cả việc cung cấp lời khuyên cho chính phủ bằng cách nào đó sẽ tác động đến nguyên tắc dân chủ căn bản là một phiếu bầu hay một giá trị . Đây là một tuyên bố được thiết kế để đánh lừa. Trên phương tiện truyền thông xã hội của tôi đầy những kẻ lừa đảo buộc tội tôi về những việc như nỗ lực thiết lập một nhà nước phân biệt chủng tộc."
Các cuộc thăm dò gần đây đang cho thấy một xu hướng rằng sự ủng hộ dành cho Tiếng Nói đang giảm dần. Cuộc trưng cầu dân ý cần đa số tuyệt đối để thành công, có nghĩa là đa số bỏ phiếu đồng ý trên toàn quốc và đa số các tiểu bang bỏ phiếu đồng ý.
Cuộc thăm dò ý kiến mới nhất cho thấy tỷ lệ ủng hộ bỏ phiếu thuận đã giảm 4 điểm xuống mức thấp mới là 43%, trong khi tỷ lệ không ủng hộ bỏ phiếu cho chiến dịch tăng lên 47%. Theo cuộc thăm dò đó, Queensland, Tây Úc, Nam Úc và Tasmania đều đang cùng hướng bỏ phiếu không ủng hộ vào ngày trưng cầu dân ý.
Linda Burney nói rằng bà vẫn hy vọng vào một kết quả thành công. Nhưng Lãnh đạo phe đối lập Peter Dutton nói rằng chính phủ có "nỗi ám ảnh" với Tiếng nói.
"Người Úc muốn giúp đỡ người Úc bản địa, nhưng chúng tôi không muốn có một chương mới trong Hiến pháp. Nó sẽ thay đổi toàn bộ hệ thống chính phủ của chúng ta và không tạo ra kết quả thiết thực cho người Úc bản địa. Và đó là lý do tại sao tôi nghĩ Linda Burney hiện giờ, thành thật mà nói, thay vì cố gắng che mắt công chúng Úc, họ sẽ không mắc bẫy đâu, họ nhận ra chuyện gì đang xảy ra ở đây."
Linda Burney đã đáp lại bằng cách cáo buộc Peter Dutton sử dụng "chiến thuật bắt nạt người yếu thế".
Thủ tướng Anthony Albanese phát biểu đã đến lúc lắng nghe người Úc Bản địa.
"Chúng ta cần lắng nghe họ. Chúng ta đã và đang làm mọi thứ cho những người Úc bản địa một cách đầy thiện chí trong 122 năm kể từ khi Liên bang thành lập, đã đến lúc chúng ta làm những việc với người Úc bản địa và chúng ta lắng nghe họ để đạt kết quả tốt hơn. Chúng ta có thể đạt được mọi mong muốn ở đây, và không có gì để mất miễn cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý này là đồng ý."