“Tôi có một câu chuyện hay muốn kể cho bạn nghe".
"Đó là về cách những người Đầu tiên đã có tiếng nói".
"Qua 60 ngàn năm họ đã nói với 363 ngôn ngữ, thế nhưng họ không có tiếng nói tại Quốc hội, cũng như không nói được về những vấn đề ảnh hưởng đến họ và điều nầy không đúng”, chiến dịch quảng cáo mới về ‘Tuyên bố Uluru từ Trái tim’.
Đó là một trích đoạn trong chiến dịch quảng cáo mới về ‘Tuyên bố Uluru từ Trái tim’, với các nhà lãnh đạo hy vọng, nó sẽ khuyến khích người Úc ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý về Tiếng nói Thổ Dân trước Quốc hội.
Được biết quảng cáo nói trên là một phần của chiến dịch rộng lớn hơn có tên là 'Lịch sử đang gọi' và nhằm mục đích nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Tiếng nói và tại sao nó lại quan trọng đối với tương lai.
Bà Bridget Cama, đồng chủ tịch cuộc đối thoại thanh niên Uluru cho biết, tất cả người Úc đều có vai trò vào thời điểm quan trọng này trong lịch sử nước Úc.
“Nếu bạn gọi những vùng đất xinh đẹp này là quê hương, thì đây cũng là doanh nghiệp của bạn".
"Bạn có thể được lắng nghe tiếng nói của mình, nhưng cũng thể hiện vai trò của mình".
"Điều quan trọng nhất là khi mọi người đi bỏ phiếu ngày trưng cầu dân ý, khi họ biết đang bỏ phiếu cho điều gì".
"Vì vậy, đó là một phần chính của công việc đối thoại Uluru, là giáo dục cộng đồng trước tiên về tiếng nói là gì, nhưng cũng về tác động của nó đối với nước Úc”, Bridget Cama.
‘Tiếng nói với Quốc hội’ phải rõ ràng cho mọi người Úc, đặc biệt là những người Úc bản địa ở các vùng xa xôi, do họ đang nghĩ rằng ‘The Voice’ không khác gì hơn một chương trình truyền hình”, David Littleproud.
Bà cũng cho biết, quá trình này đã mất 10 năm, với 10 phúc trình và 7 quy trình chính thức riêng biệt, để đi đến giai đoạn này.
“Hy vọng của quảng cáo là nâng cao nhận thức, giáo dục và khuyến khích các cuộc trò chuyện, tức là khuyến khích người Úc có các cuộc trò chuyện xung quanh cuộc trưng cầu dân ý và Tiếng Nói ‘The Voice’.
"Nó cũng nhằm mục đích nhắc nhở người Úc rằng, họ sẽ đóng một vai trò thực sự quan trọng trong lịch sử chia sẻ của chúng tôi”, Bridget Cama.
Được biết quảng cáo nói trên xoay quanh người kể chuyện Trevor Jamieson, khi anh ta kể một câu chuyện tập trung vào tương lai cho một số trẻ em ngồi trước mặt anh, về cách thức những người thuộc các Quốc gia thứ nhất đạt được Tiếng nói trước Quốc hội, với sự giúp đỡ của người Úc ở khắp mọi nơi.
Quảng cáo này cũng hướng đến những người Úc hàng ngày, quyết định truyền bá thông tin và ủng hộ Tiếng nói bản địa, tại cuộc trưng cầu dân ý sắp tới.
“Vì vậy, tôi và người ông của bạn, tôi và mẹ của bạn, cả quốc gia đã làm những gì".
"Mọi người gọi là bạn bè và gia đình của họ, họ nói về chuyện đó trên đường phố, tại nơi làm việc, trên cánh đồng". "Mọi người cũng thực hiện một bài hát và khiêu vũ, họ cùng đi bên nhau".
"Đó là cách chúng tôi thay đổi đất nước này trở nên tốt đẹp hơn và đó là cách thức tạo nên lịch sử”, quảng cáo mới về ‘Tuyên bố Uluru từ Trái tim’.
Ngoài ra quảng cáo cũng xuất hiện trên phương tiện truyền thông xã hội và được truyền hình phát lại, do ông Jordan Watton thuộc bộ tộc Kamilaroi đạo diễn, cùng với nhà quay phim Tyson Perkins và nhà soạn nhạc James Henry.
Được biết Thủ tướng Anthony Albanese vẫn chưa ấn định ngày trưng cầu dân ý, nhưng đã cam kết giữ nó trong nhiệm kỳ chính phủ đầu tiên của đảng Lao động.
Ông đề cập chuyện nầy trên đài số 9, nói rằng trong khi ‘Tuyên bố Uluru từ Trái tim’ đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi, thế nhưng không phải tất cả những người Thổ Dân đều đứng sau nó
“Tôi đang chờ được tham vấn vào ngày đó, ngày trưng cầu dân ý".
"Tôi muốn chắc chắn rằng, đó không phải là đề nghị của tôi, của chúng tôi, mà đó là đề xuất của nước Úc".
"Chúng tôi biết khó khăn như thế nào, để có được một cuộc trưng cầu dân ý".
"Hiến pháp là giấy khai sinh quốc gia của chúng ta và hiện tại, nó giả vờ như không có gì xảy ra cho đến năm 1788". "Đó là cách cư xử tốt và nó phải là nguồn tự hào khi công nhận rằng, chúng tôi chia sẻ lục địa nầy với nền văn minh liên tục lâu đời nhất trên hành tinh”, Anthony Albanese.
Trong khi đó Lãnh đạo quốc gia là ông David Littleproud, cũng bày tỏ các lo ngại.
“Thật không may, điều tôi lo sợ là ‘Tiếng nói’ có thể là tiếng nói cho mgười Thổ Dân ở Redfern, chứ không phải cho Wilcannia, cũng không phải cho các cộng đồng Bản địa ở vùng xa xôi khác, như Alice Springs".
‘Tiếng nói với Quốc hội’ phải rõ ràng cho mọi người Úc, đặc biệt là những người Úc bản địa ở các vùng xa xôi, do họ đang nghĩ rằng ‘The Voice’ không khác gì hơn một chương trình truyền hình”, David Littleproud.