Fereydoon Najafi đối mặt với người cai ngục cũ của mình, khi ông ta xuất hiện với tư cách nhân chứng trong phiên tòa Thụy Điển xét xử viên chức Iran Hamid Nouri, bị kết tội trong năm 2022 về tội ác chiến tranh và giết người hàng loạt, vì vai trò của ông ta trong vụ hành quyết ít nhất 5000 tù nhân chính trị ở Iran năm 1988.
Đó là số phận mà ông Fereydoon thoát chết trong gang tấc.
"Ông ta đánh đập chúng tôi, tra tấn chúng tôi và có thể làm bất cứ điều gì ông ta muốn”, Fereydoon Najafi.
Nhưng việc ông Nouri được trả tự do trong cuộc trao đổi tù nhân, cho 2 công dân Thụy Điển bị giam giữ ở Iran, đã được những người sống sót và các nhân chứng mô tả là một sự sai lầm của công lý.
"Ông ta đáng lẽ phải ở tù suốt đời, ông ta rất là máu lạnh”, Fereydoon Najafi.
Còn đây là Iraj Mesdaghi, một nhân chứng khác của vụ hành quyết năm 1988 và là cựu tù nhân chính trị, có trụ sở ở Thụy Điển.
"Chính phủ Thụy Điển đã ân xá cho Hamid Nouri và đây là một thảm họa, đây là một thảm kịch cho công lý”, Iraj Mesdaghi.
Đó là một màn trình diễn ngoại giao con tin, một chuyên gia chiến lược mô tả là trọng tâm trong cách tiếp cận chính sách đối ngoại, của Cộng hòa Hồi giáo Iran.
Dara Conduit là chuyên gia về Trung Đông, tại Đại học Melbourne.
"Họ sẽ sử dụng những người đó làm con bài thương lượng để đạt được một số nhượng bộ từ đất nước của họ, nhưng đã dẫn đến việc thả những kẻ khủng bố, dẫn đến việc giải phóng hàng tỷ đô la để đổi lấy tự do của những công dân vô tội".
"Đó thực sự là một mô hình kinh doanh và một mô hình kinh doanh có lời lãi cao”, Dara Conduit.
Đó là một mô hình mà các chuyên gia cho rằng, đã được sử dụng trắng trợn trong 40 năm qua.
"Có rất ít lý do để Iran, dựa trên kinh nghiệm này không tái phạm, không có hậu quả gì đối với họ, chỉ cần trả đủ là được”, Dara Conduit.
Điều chúng tôi đang yêu cầu chính quyền Thụy Điển làm, là tiếp tục vận động để trả tự do cho ông, để ông ta không bị xử tử,Nikita White
Được biết thỏa thuận của Thụy Điển là thỏa thuận mới nhất, trong danh sách các quốc gia đã tham gia vào chính sách ngoại giao con tin.
Sự tham gia gần đây nhất của Úc, là việc thả học giả Kylie Moore-Gilbert vào năm 2020, qua việc trao đổi tù nhân để lấy 3 kẻ khủng bố bị kết án người Iran, bị kết án liên quan đến âm mưu đánh bom năm 2012 ở Thái Lan.
Trong một tuyên bố với SBS, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc DFAT cho biết, ‘Người nước ngoài ở Iran bao gồm cả người Úc, có nguy cơ cao bị giam giữ hoặc bắt giữ tùy tiện. Úc kiên quyết phản đối việc sử dụng biện pháp giam giữ, bắt giữ và kết án tùy tiện, để thực hiện đòn bẩy ngoại giao’.
Một nguồn tin đã nói với SBS rằng, ít nhất một người Úc vẫn đang bị giam giữ trong một nhà tù ở Iran, mặc dù DFAT chưa xác nhận điều này.
Đối với những người vẫn bị giam giữ ở Iran, các nhóm nhân quyền cảnh báo tình hình rất nghiêm trọng.
Tin nhắn này từ chuyên gia y học thảm họa người Iran-Thụy Điển là ông Ahmadreza Djalali, ông nầy vẫn bị giam ở Iran vì tội gián điệp, bán thông tin cho Israel và tham nhũng.
Việc thả ông ta, không được Thụy Điển bảo đảm trong cuộc trao đổi tù nhân mới nhất.
"Thưa Thủ tướng, ông đã quyết định bỏ mặc tôi trước nguy cơ bị xử tử rất lớn".
"Ông đã để tôi ở đây bất lực, chẳng ai giúp đỡ".
"Tại sao lại là tôi, sau 3000 ngày bị giam giữ?", Ahmadreza Djalali.
Đây là bà Nikita White, nhà vận động các vấn đề quốc tế của Tổ chức Ân xá Quốc tế Úc.
"Chúng tôi lo ngại rằng ông ta có thể bị xử tử bất cứ lúc nào, ông ta đã bị từ chối rất nhiều yêu cầu tái xét về mặt tư pháp".
"Điều chúng tôi đang yêu cầu chính quyền Thụy Điển làm, là tiếp tục vận động để trả tự do cho ông, để ông ta không bị xử tử”, Nikita White.
Người ta chờ đợi một lời kêu gọi hành động khẩn cấp, trong một trò chơi ngoại giao có mức đặt cược cao nhất.