Khai thác đại dương để lấy các khoáng chất quan trọng nhưng có thể bảo vệ môi trường không?

Indian Deep Ocean Exploration Vehicle Under Development As Part of Samudrayaan Program

Polymetallic sea nodules, rich in nickel, manganese and cobalt mineral deposits. Credit: Pallava Bagla/Corbis via Getty Images

Các cuộc thảo luận về việc, có nên khai thác các quặng mỏ dưới đáy đại dương hay khôn,g đang diễn ra ở Jamaica. Các phái đoàn từ 167 quốc gia, trong đó có Úc, tập trung tại trụ sở của Cơ Quan Quốc Tế Quản Lý Đáy Biển, vốn là tổ chức ít được biết đến quy định các hoạt động trên các vùng biển quốc tế


Sâu thẳm hơn năm kí lô mét dưới đáy Thái Bình Dương, là những viên đá có kích thước bằng củ khoai tây, được gọi là các nốt đa kim hay viên đá gồm nhiều kim loại.

Chúng rất giàu các kim loại hiếm như coban, đồng và niken, mà các công ty khai thác mỏ đang tìm cách khai thác.

Được hỗ trợ bởi quốc gia Nauru ở Thái Bình Dương, Công ty Kim loại hay the Metals Company, đặt mục tiêu trở thành công ty đầu tiên được cấp giấy phép khai thác đáy biển, ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào.

"Những viên đá gồm nhiều kim loại này nằm trong vùng vực thẳm nên không có thực vật nào cả, phần lớn sự sống là vi khuẩn sống giữa trầm tích và lý do là không có nhiều thức ăn dưới đó, cũng như không có nhiều năng lượng", Gerard Barron.

Đó là ông Gerard Barron từ Công ty Kim loại đang ở Jamaica, khi một cuộc họp quan trọng của Cơ quan Thẩm Quyền về Đáy biển Quốc tế tức International Seabed Authority viết tắt là ISA đang diễn ra.

Đây là cuộc họp đầu tiên của cơ quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc, kể từ khi thời hạn tự áp đặt để phát triển các quy định khai thác hết hạn, mà không đạt được thỏa thuận.

Điều này có nghĩa là, các công ty hiện có thể xin giấy phép khai thác, nhưng không có khung pháp lý để đánh giá các ứng dụng hoặc điều chỉnh ngành.

Được biết vùng biển quốc tế bao phủ hơn 70% bề mặt hành tinh.

"Sẽ không có ứng dụng khai thác nào cho đến cuối phiên họp tháng Bảy và như chúng tôi cũng đã nói, chúng tôi thà nộp đơn đăng ký, một khi mã khai thác đã được thông qua".

"Nhưng đó không phải là một cam kết không giới hạn từ quan điểm của chúng tôi, những gì chúng tôi muốn thấy là sự tiến bộ", Gerard Barron.
Trong một nghiên cứu gần đây đã công bố, chúng tôi thấy rằng Vùng Clarion Clipperton có đa dạng sinh học nhất, so với bất kỳ vùng vực thẳm nào được nghiên cứu trên hành tinh, Craig Smith.
Thế nhưng có những quan điểm mâu thuẫn giữa các quốc gia, bao gồm hơn một chục quốc gia đang thúc đẩy lệnh cấm 10 năm, vì những hậu quả môi trường không rõ.

Giáo sư Craig Smith từ Đại học Hawaii, gần đây đã phát hiện ra hàng ngàn động vật trong khu vực, nơi Công ty Kim loại dự định khai thác.

“Hầu hết trong số sinh vật này là mới mẻ đối với khoa học, vì vậy có một sự sống đa dạng lớn lao trong Khu vực Clarion Clipperton, không chỉ vi khuẩn mà cả những thứ có kích thước lớn lao của cá, bạch tuộc, bọt biển và san hô".

"Trong một nghiên cứu gần đây đã công bố, chúng tôi thấy rằng Vùng Clarion Clipperton có đa dạng sinh học nhất, so với bất kỳ vùng vực thẳm nào được nghiên cứu trên hành tinh", Craig Smith.

Giữa áp lực chính trị, Cơ quan Thẩm Quyền về Đáy biển Quốc tế ISA sẽ thảo luận về lệnh cấm, trước khi các cuộc họp kết thúc vào ngày 21 tháng Bảy.

Thế nhưng trong lịch sử, bất kỳ thỏa thuận nào ở Jamaica đều khó có hiệu lực ràng buộc với các nước khác.

Share