Cuộc khảo sát tìm thấy có đến 2 phần 3 các công ty không có hành động nào, để bảo đảm rằng công nhân nhận được mức lương đủ sống, khiến họ luôn bị kẹt trong một chu kỳ nghèo túng.
Tổ chức từ thiện có tên là Viện trợ Thế giới của giáo hội Baptist Úc châu, khảo sát 87 nhà bán lẻ và hơn 300 nhãn hiệu thời trang toàn cầu và trong nước Úc.
Tổ chức nầy mong muốn, chấm dứt kỷ nguyên của các cửa hàng bóc lột sức lao động.
Trong phúc trình thường niên có tên là, Đằng Sau Mã Hiệu hay Behind the Barcode, đánh giá các công ty thời trang từ A đến F, liên quan đến các nỗ lực của họ nhằm ngăn tránh việc lợi dụng công nhân, trong việc sản xuất quần áo thời trang.
Các công ty được cho một năm, để chứng tỏ họ biết được chuyện cưỡng bách lao động hay xử dụng lao động trẻ em, hoặc trả lương thấp kém, tất cả chuyện nầy đều không xảy ra khi sản xuất quần áo.
Cơ quan đại diện cho kỷ nghệ bán lẻ tại Úc, đồng ý các căn bản bó buộc cần được hình thành.
Giám đốc của tổ chức nói trên, là ông Gershon Nimbaker nói rằng, việc theo dõi các dây chuyền cung cấp thường khám phá ra các trường hợp khủng khiếp bị giấu kín.
"Vào tháng 11, tôi cùng toán của tôi đi sang Ấn độ để quan sát vài xưởng vải sợi, mà các công ty không theo dõi và cũng không thanh tra nữa".
"Ở đó chúng tôi gặp gỡ, hết các thiếu nữ nầy đến thiếu nữ khác, vài em làm việc vào độ tuổi 12 tại xưởng vải sợi, các em bị trả lương thấp trong khi lại làm việc nhiều giờ và đôi khi còn bị lạm dụng tình dục nữa".
"Cần phải có nhiều nỗ lực trong việc khám phá mọi chuyện, không chỉ là nhà cung cấp ở giai đoạn 1 mà còn cho đến các nhà cung cấp thứ hai, thứ ba, thứ tư và xa hơn nữa". Giám đốc điều hành của Hội đồng Kỷ nghệ Vải sợi và Thời trang, ông David Giles Kaye.
Phúc trình thứ ba của tổ chức từ thiện, về kỷ nghệ thời trang Úc tìm thấy, trong khi có nhiều công ty hiện cải thiện các tiêu chuẩn về nhận thức và minh bạch, thế nhưng chỉ có 5 phần trăm là biết được nguồn gốc vải sợi đến từ đâu.
"Có một nhóm các công ty chẳng tiết lộ với công chúng họ đang làm gì và cũng từ chối cộng tác với chúng tôi, qua việc cho chúng tôi biết về hệ thống của họ và trực giác của tôi cho rằng, nếu các công ty đó không sẵn lòng cho công chúng biết những gì họ đang làm hay nói chuyện với chúng tôi, để chúng tôi có thể hiểu được hệ thống của họ mạnh mẽ như thế nào, trong việc bảo vệ công nhân".
"Chúng tôi không thể bảo đảm là họ đầu tư hữu hiệu, để chắc chắn rằng công nhân hiện được bảo vệ và tôi không thể hiểu được, tại sao họ không thể công khai hóa những chuyện nầy".
Các công ty được xếp hạng F, do hoặc là có các tiêu chuẩn thấp, hay từ chối việc hợp tác.
Hai công ty có tên là Seed Heritage và General Pants, thuộc trong số các công ty không cung cấp thông tin.
Trong một bản tuyên bố, công ty General Pants cho rằng cuộc khảo sát hướng dẫn sai lạc dư luận, gian dối và bao gồm các đòi hỏi, có tính cách đe dọa phải trả lời.
Còn công ty Seed Heritage cho biết, họ có tiêu chuẩn riêng biệt để bảo đảm công nhân được trả lương công bằng và không bị thiệt hại trong việc sản xuất quần áo, thế nhưng lại không giải thích tại sao công ty không tham gia trong cuộc khảo sát.
Hội đồng Kỷ nghệ Vải sợi và Thời trang, vốn đại diện cho các nhà bán lẻ y phục thời trang tại Úc nói rằng, Hội đồng hiện làm việc với các tổ chức phi chính phủ, để phát triển một tiêu chuẩn thực hành mới, trong việc sản xuất quần áo thời trang, mang tính chất đạo đức.
Giám đốc điều hành của hội đồng, là ông David Giles Kaye.
"Hệ thống cung cấp rất phức tạp và thường được che giấu".
"Cần phải có nhiều nỗ lực trong việc khám phá mọi chuyện, không chỉ là nhà cung cấp ở giai đoạn 1 mà còn cho đến các nhà cung cấp thứ hai, thứ ba, thứ tư và xa hơn nữa".
Tổ chức Oxfam Úc châu công bố bản nghiên cứu mới vào hôm nay cho thấy, 90 phần trăm người dân Úc sẳn sàng trả thêm tiền cho các quần áo, nếu họ được biết chúng được sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức.