Sắp xếp nuôi dạy con cái như thế nào hậu chia tay?

Family law concept. Family Paper and Judge gavel on the table

Family Court is always the last option, but resources are available to guide you through the process. Source: Moment RF / Rapeepong Puttakumwong/Getty Images

Theo Đạo luật Gia đình, các quyền phúc lợi của đứa trẻ định hướng tất cả các cuộc đàm phán về việc nuôi dạy con cái, sau khi cha mẹ chia tay hoặc ly hôn. Trẻ em dưới 18 tuổi không thể quyết định nơi ở một cách hợp pháp. Cha mẹ phải đạt được thỏa thuận về các sắp xếp chăm sóc con một cách an toàn, thiết thực và tập trung vào trẻ em.


Key Points
  • Theo Luật Gia đình Úc, lợi ích của đứa trẻ là tối quan trọng
  • Hầu hết các bậc cha mẹ đạt được một thỏa thuận nuôi dạy con cái không chính thức
  • Khi cha mẹ không thể đồng ý về kế hoạch nuôi dạy con cái, họ có thể tham gia hòa giải
  • Tòa án Gia đình luôn là lựa chọn cuối cùng, nhưng luôn có sẵn các nguồn lực để hướng dẫn bạn thực hiện quy trình
Đạo luật Gia đình được áp dụng bình đẳng cho cha và mẹ trong các mối quan hệ hôn nhân, de facto, hay đồng giới, cũng như những người chăm sóc như ông bà.

Đạo luật bảo đảm rằng trẻ em có quyền duy trì các mối quan hệ có ý nghĩa với cả cha và mẹ mà không đưa ra bất kỳ giả định nào về giới tính hoặc vai trò làm cha mẹ trong gia đình.

Do đó, sau khi chia tay, cả cha và mẹ đều không được tự động có quyền chăm sóc duy nhất đối với con cái hoặc đưa ra quyết định thay cho phụ huynh còn lại.

Bernadette Grandinetti là Quyền Giám đốc tại Victoria Legal Aid.

Cô giải thích trách nhiệm của cha mẹ được phân chia như thế nào theo luật.

"Theo Đạo luật Gia đình, có giả định về trách nhiệm cha mẹ được chia sẻ bình đẳng."

Điểm khởi đầu cho việc xem xét trách nhiệm của cha mẹ – việc đưa ra các quyết định quan trọng lâu dài về con cái – là chia sẻ trách nhiệm cha mẹ ngang bằng nhau.
Chỉ có tòa án mới có thể ngăn cha mẹ gặp con cái của họ, chẳng hạn như trong các trường hợp bạo lực gia đình.

Trách nhiệm cha mẹ được chia sẻ bình đẳng có nghĩa là cả cha và mẹ đều phải hỗ trợ tài chính cho đứa trẻ. Nhưng điều đó không có nghĩa là con cái phải dành thời gian ngang nhau cho mỗi cha mẹ.

Cô Grandinetti giải thích, các bậc cha mẹ nên cùng nhau xác định cách sắp xếp nào là phù hợp nhất.
So excited to see daddy!
Equal shared parental responsibility means both parents must support the child financially. Credit: PeopleImages/Getty Images

Kế hoạch nuôi dạy con cái

Các kế hoạch nuôi dạy con cái có thể bao gồm một thỏa thuận về các thu xếp tài chính kéo dài.

Theo Shireen Faghani, Luật sư Cao cấp từ Dịch vụ Pháp lý dành cho Phụ nữ tại Lãnh thổ Thủ đô (ACT), các kế hoạch nuôi dạy con cái không tuân theo một mô hình chung.

"Về căn bản, hai cha mẹ ngồi xuống và viết ra kế hoạch nuôi dạy con cái của họ. Bạn có thể đặt tên "kế hoạch nuôi dạy con cái" ở đầu trang, ghi ngày tháng."

Nó có thể ghi ra những việc chẳng hạn như đứa trẻ sống với mẹ vào những ngày nào và với bố vào những ngày nào. Và bạn có thể có một số hướng dẫn về cách bạn sẽ giao tiếp với nhau về con cái trong tư cách là cha mẹ.
Mục đích của kế hoạch nuôi dạy con cái là giảm xung đột sau chia tay, đặc biệt là khi giao tiếp giữa cha và mẹ có thể có mâu thuẫn.

Tuy nhiên, một kế hoạch nuôi dạy con cái không phải là tài liệu ràng buộc về mặt pháp lý.

Nếu một người ngừng tuân theo kế hoạch nuôi dạy con cái thì bạn không thể kiện cha mẹ đó ra tòa. Kế hoạch nuôi dạy con cái rất linh động. Bạn có thể thay đổi chúng khi con cái lớn hơn và nhu cầu của chúng thay đổi.
"Nhưng chung quy lại thì bạn chỉ có thể tạo một kế hoạch nuôi dạy con cái nếu bạn và bạn đời cũ của bạn có thể đồng ý. Và đôi khi bạn cần sự giúp đỡ của người hòa giải hoặc người thứ ba để giúp bạn đạt được thỏa thuận đó."

Trong trường hợp đã đạt được thỏa thuận về việc sắp xếp nuôi dạy con cái và bạn muốn thỏa thuận đó có tính ràng buộc về mặt pháp lý, bạn có thể nộp đơn lên Tòa án gia đình - Federal Circuit and Family Court of Australia - để xin .
Why are they arguing?
Little girl feeling sad while her parents are arguing in the background. Credit: skynesher/Getty Images

Hòa giải xung đột gia đình

Nếu cha mẹ không thể đạt được thỏa thuận, bước tiếp theo thường là giải quyết tranh chấp gia đình.

Bernadette Grandinetti giải thích.

"Điều này cho phép đàm phán về các thỏa thuận nuôi dạy con cái với sự hỗ trợ của người hòa giải. trên khắp nước Úc cung cấp dịch vụ hòa giải được hỗ trợ về mặt pháp lý, cho những khách hàng đủ điều kiện nhận hỗ trợ tài chính. Ngoài ra còn có các tùy chọn hòa giải riêng tư và dựa trên cộng đồng dành cho những cha mẹ không còn chung sống nữa."

Nhà đăng ký tư pháp cấp cao Anne-Marie Rice từ Tòa án gia đình nói rằng hầu hết các bậc cha mẹ chia tay đều thiết lập các thỏa thuận giữa hai người mà không cần đến tòa án.

"Các thỏa thuận thương lượng giữa cha mẹ được biết là hiệu quả hơn trong việc giảm xung đột và tạo sự chắc chắn cho trẻ em. Hầu hết các bậc cha mẹ đều muốn đạt được điều này, kể cả những người phải ra tòa. "
Ngay cả khi bạn ra tòa vì không thể đạt được thỏa thuận, khả năng đi đến một phiên tòa xét xử trước thẩm phán là rất thấp. Tòa án sẽ giúp bạn tìm cách thương lượng một cách an toàn để có được một thỏa thuận có lợi cho bạn và con bạn.
Bà Rice nhấn mạnh rằng tòa án có nghĩa vụ giúp phụ huynh giải quyết tranh chấp nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất có thể. Tuy nhiên, nó không bao giờ là lựa chọn được ưa thích.

"Tôi nghĩ tất cả những người làm việc trong hệ thống luật gia đình sẽ nói rằng ra tòa là giải pháp cuối cùng. Nhưng bất kỳ người nào muốn nộp đơn lên tòa án để xin lệnh chính thức về một đứa trẻ, trước tiên cần cố gắng đạt được thỏa thuận với bên cha/mẹ kia, trừ trường hợp khẩn cấp và nguy cơ cao. Điều đó có nghĩa là họ phải tham dự buổi hòa giải với một người hòa giải gia đình có đăng ký, và gia đình phải có giấy chứng nhận để xác nhận rằng họ không thể đạt được thỏa thuận nào."
Young Family Reunites After Work and School
L'aumento del costo della vita sta avendo ripercussioni su migliaia di famiglie in Australia. Source: Moment RF / LOUISE BEAUMONT/Getty Images
Chuyên gia Giải quyết Tranh chấp Gia đình, hay FDRP, là một người hòa giải được đào tạo đặc biệt để làm việc với các gia đình đang có mâu thuẫn.

Bạn có thể tìm thấy danh sách các FDRP trên trang web của Trung tâm Mối quan hệ Gia đình (), bao gồm địa điểm và lệ phí của họ.

Ngoài ra, các nhà hòa giải tư nhân cũng cung cấp dịch vụ này, thường với mức phí cao hơn.

Tòa án Gia đình cung cấp các nguồn trực tuyến để giúp bạn đạt được thỏa thuận mà không cần đến tòa án. Bạn cũng có thể liên hệ với các dịch vụ Trợ giúp Pháp lý hoặc truy cập Quan hệ Gia đình Trực tuyến để được hỗ trợ.

Bà Rice cho biết, không cần đến luật sư nếu bạn tham gia Giải quyết Tranh chấp Gia đình.

Bất kỳ mối lo ngại nào của bạn về rủi ro, kể cả liên quan đến bạo lực gia đình, sẽ được thảo luận riêng với bạn trước bất kỳ cuộc thương lượng nào.
"Các vấn đề như thông dịch viên hoặc các dịch vụ hỗ trợ khác cũng có thể được thảo luận. FDRP chịu trách nhiệm bảo đảm rằng các cuộc đàm phán là an toàn và phù hợp. Và nếu không thì một người có thể nộp đơn lên tòa án."

Nếu bạn nhận được lời mời tham dự FDR từ phụ huynh kia, hãy cân nhắc cẩn thận và tìm tư vấn pháp lý nếu bạn có thắc mắc.

Nếu bạn chọn không tham dự, quyết định có thể được đưa ra mà không cần sự đóng góp ý kiến của bạn.

Tòa án Gia đình

Khi cha mẹ không thể đạt được thỏa thuận, tòa án luật gia đình sẽ đưa ra quyết định dựa trên lợi ích tốt nhất của đứa trẻ, theo Đạo luật Luật Gia đình. Lệnh của tòa án có hiệu lực cho đến khi đứa trẻ tròn 18 tuổi.

Tuy nhiên, các chi tiết cụ thể của các lệnh của tòa án khác nhau trong từng trường hợp cụ thể.

Bà Rice cho biết.

"Lệnh tòa án là một tài liệu chính thức, bằng văn bản, quy định những gì các bên phải làm liên quan đến những đứa trẻ có liên quan, hoặc các vấn đề tài chính. Lệnh có thể được thực hiện bằng sự đồng ý giữa các bên, hoặc bởi Lục sự hoặc Thẩm phán sau phiên điều trần."
Những điều đặt ra trong các lệnh của tòa là ràng buộc đối với tất cả các bên. Điều đó có nghĩa là nếu cha hoặc mẹ không làm những gì họ bắt buộc phải làm theo lệnh tòa án, thì tòa án có thể thi hành lệnh và xử lý vi phạm.
Tòa án xem xét các lệnh rất nghiêm túc và việc vi phạm lệnh của tòa án có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Để trình bày trường hợp của bạn trước tòa án, bạn cần phải nộp một số tài liệu bằng văn bản và phải xác định được bất kỳ rủi ro nào đối với trẻ em. Trang web của Tòa án cung cấp danh sách tất cả các tài liệu cần thiết.

Trang web cung cấp các video để giúp bạn bắt đầu và dịch vụ dịch thuật có thể được thu xếp nếu cần.
Father packing daughters backpacks for school
When planning to move overseas or interstate with your child, consent from the other parent is required unless you are seeking a court order. Credit: MoMo Productions/Getty Images

Chuyển chỗ ở cùng với con

Khi dự định chuyển ra nước ngoài hoặc di chuyển giữa các tiểu bang với con của bạn, bà Faghani nói rằng cần có sự đồng ý của phụ huynh kia trừ khi bạn đang xin lệnh của tòa án.

"Đó thực sự là lúc bạn cần nói chuyện với luật sư, bởi vì có rất nhiều điều Tòa án sẽ xem xét khi đơn xin di dời được nộp. Họ sẽ xem xét những vấn đề như mối quan ngại về an toàn, liệu việc tái định cư sẽ giúp trẻ gần gũi hơn với gia đình và được hỗ trợ hay không, cũng như các cân nhắc về tài chính."

"Điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến luật sư trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào, nếu bạn cảm thấy bị áp lực phải đồng ý với một thỏa thuận nuôi dạy con cái cụ thể, và đặc biệt nếu bạn đang bị bạo lực gia đình."

Share