Lakshmi Rajan-theran là nữ sinh 17 tuổi đang học tại một trường trung học phía tây Sydney.
Cùng với 1,7 triệu thí sinh ở Úc chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học vào cuối năm, Lakshmi đang cảm thấy áp lực:
"Căng thẳng là hẳn nhiên rồi. Đúng vậy. Lo lắng, sợ không vào được những ngành mà em muốn, sợ không vào được trường đại học mà tôi muốn và hẳn là sẽ khiến ba mẹ thất vọng với những kỳ vọng mà họ dành cho em. Đó là những thứ mà nó chạy qua chạy lại trong đầu em trong lúc em chuẩn bị cho thời điểm quan trọng này."
Các môn thi của Lakshmi bao gồm toán nâng cao, tiếng Anh, nghiên cứu kinh doanh và kinh tế.
Lakshmi thích kinh doanh và mong muốn một ngày nào đó sẽ mở ra một công việc kinh doanh của riêng mình và em hy vọng mình sẽ đủ điểm để được nhận vào học ngành kinh doanh tại Đại học Công nghệ Sydney UTS.
Điểm cao là điều đầu tiên để quyết định.
Tuy nhiên, giống như hầu hết các thí sinh trên toàn quốc, những năm cuối cấp của Lakshmi bị COVID làm gián đoạn - và em nói rằng các tác động vẫn đang được cảm nhận.
"COVID đã có tác động rất lớn đến cuộc sống của chúng em và em cảm thấy như cách chúng em chuẩn bị thói quen học tập và mọi thứ cũng đã thay đổi, rõ ràng là như vậy. Em bị đã mất liên lạc và mất kết nối với bạn bè, đặc biệt là em cảm thấy như lịch ngủ của em cũng khác."
Mất ngủ vì căng thẳng học tập là một vấn đề ngày càng gia tăng trong số 600 thanh niên được khảo sát bởi nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe tâm thần ReachOut Australia.
Giám đốc ReachOut Australia là Jackie Hallen:
"Nó đi từ khoảng 1/3, đến hơn 70% cho biết giấc ngủ của họ đã bị ảnh hưởng trong năm nay. Thiếu ngủ lâu dài - đó là một mối quan tâm lớn thực sự từ cả khía cạnh sức khỏe tinh thần và thể chất."
Với những kỳ thi lớn đang đến rất nhanh - một nửa số người trẻ tuổi được khảo sát cho biết cảm thấy căng thẳng - đó là điều bình thường.
Điều bất thường trong năm nay là nhiều học sinh cũng lo lắng về tương lai của mình.
Giám đốc điều hành ReachOut Ashley de Silva giải thích:
"Họ đang cảm thấy áp lực khi nghĩ về tương lai, tương lai sẽ như thế nào đối với tôi? Tôi sẽ chuyển đổi sang công việc khác trong tương lai hay việc làm như thế nào?"
Tình trạng căng thẳng nghiêm trọng có thể có tác động của lâu dài và ông De Silva khuyên các bậc cha mẹ nên để ý những dấu hiệu nguy hiểm này
"Đến khi mà bạn thấy rằng các thay đổi trong hành vi đã diễn ra và tiếp tục trong một thời gian dài, những thứ như là khó tập trung hoặc thậm chí không còn hứng thú với những thứ mà thường thì làm họ rất là hào hứng và vui thích, các giao lưu xã hội hay thể thao, v.v. Do đó mà mà nhất thiết là phải theo dõi những những thay đổi này và xem liệu chúng có kéo dài hay không."
ReachOut được tài trợ bởi bộ y tế để cung cấp dịch vụ sức khỏe tâm thần cho những người trẻ tuổi và kết nối hỗ trợ với bạn bè trang lứa.
Bà Hallen khuyến khích những người cảm thấy áp lực nên truy cập vào trang mạng của ReachOut Australia.
"Và một số tài liệu hướng dẫn mà họ có thể vào xem và có thể thấy rằng nó thực sự phù hợp với trải nghiệm của họ. Bạn có thể tham gia cộng đồng những người cùng cảnh, đó là một không gian an toàn được kiểm duyệt và bạn có thể chia sẻ những gì đang diễn ra cho mình, và bạn cũng có thể đọc các chia sẻ của những người khác. Và những gì chúng tôi nghe được là bản thân việc đọc câu chuyện của những người khác cũng đang trải qua vấn đề tương tự có thể giúp bạn giải tỏa ngay lập tức những phiền muộn mà bạn đang cảm thấy."
Về mặt tích cực, bà Hallen cho biết kể từ khi COVID, ngày càng có nhiều học sinh chia sẻ về sức khỏe tâm thần và sử dụng các phương pháp chăm sóc sức khỏe để đối phó tốt hơn.
Ella Wraxall là học sinh HSC đang nỗ lực để đủ điểm học ngành tâm chia sẻ về kinh nghiệm bản thân trong việc đối phó với căng thẳng và mất ngủ:
"Em cuối cùng là đi tập ngồi thiền. Và em nhận ra là nó thực sự rất hữu ích, nó giúp em giải tỏa căng thẳng, nhất là vào lúc này. Ra khỏi nhà và đi bộ cũng là một cách đặc biệt hữu ích."
Giáo sư tâm lý học Viviana Wuthrich [[Wath-Rich]] của Đại học Macquarie cho biết mức độ căng thẳng cao cũng có thể làm giảm sự tập trung của học sinh và làm giảm hiệu suất của họ trong các kỳ thi và vì vậy cần phải xử lý quan tâm đến nó cẩn thận.
"Đây là thời điểm thực sự quan trọng để mọi người học hỏi, làm cách nào để khi cần là mình có thể giảm căng thẳng? Làm cách nào để khi cần là mình có thể đóng cửa lại? Làm cách nào để điều chỉnh cảm xúc và thấy rằng những thứ có ích có thể giúp tôi như là giao lưu với người khác, tắm lâu hơn bình thường, tập thể dục, chơi một vài bản nhạc hay, tất cả chúng ta đều phải học cách giảm căng thẳng bằng những gì phù hợp với mình."
Đối với Lakshmi Rajan-theran, một số lo lắng về kỳ thi giờ đã giảm bớt:
"Em đã nhận được đề nghị sớm từ UTS, như vậy là giấc mơ của em đã trở thành hiện thực."
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung