Hiệp Định Paris 50 năm, cái nhìn của những người trong cuộc

Final Day Of The Paris Peace Accords

On the final day of the Paris Peace Accords (or the Agreement on Ending the War and Restoring Peace in Viet Nam), from left, Democratic Republic of Vietnam's Vice Minister for Foreign Affairs Nguyen Co Thach (1921 - 1998) and Chief DRV Delegate Xuan Thuy (1912 - 1985) watch as DRV interpreter Nguyen Dinh Phung, Special Advisor to Delegation Le Duc Tho (1911 - 1990), and US National Security Advisor Henry Kissinger talk together, Paris, France, January 23, 1973 Credit: Robert L. Knudsen/White House via CNP/Getty Images

Thời gian nữa thế kỷ có đủ để lắng hết những bụi mù của hào nhoáng, danh dự và thất bại để người trong cuộc có cái nhìn rõ hơn về một hiệp định đã làm thay đổi số phận của một quốc gia, dân tộc? Việc chấm dứt chiến tranh như là kết quả từ sau Hiệp Định, chẳng phải đã đem lại hòa bình cho Việt Nam? Ông Lưu Tường Quang, một quan chức ngoại giao trong chính phủ VNCH, người tháp tùng cùng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tới Hoa kỳ trong chuyến gặp Tổng Thống Nixon để bàn về một cuộc hòa đàm ngưng chiến chia sẻ quan điểm của mình từ góc nhìn của một người Việt Nam Cộng Hòa. Ông cũng chia sẻ quan điểm của ông về các ý kiến mới nhất của bà Nguyễn Thị Bình, người đại diện cho phía Mặt trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam, tại lễ Hiệp định, và Sử gia Hoa Kỳ Giáo sư Fredrik Logevall, khi nhìn lại sự kiện này.


Hiệp Định Paris cách nay 50 năm đã làm thay đổi số phận quốc gia và dân tộc Việt Nam.

Một trong bốn điều khoản cơ bản của Hiệp Định mà báo mới đây cũng có nhắc lại là "bảo đảm tự do dân chủ, tổ chức tổng tuyển cử tự do, thành lập Hội đồng quốc gia hòa giải, hòa hợp dân tộc gồm ba thành phần để tổ chức tổng tuyển cử" đã không bao giờ thành hiện thực. 50 năm, nửa thế kỷ, thời gian có đủ để những xáo động của thắng thua lắng xuống, để nhìn nhận về số mệnh của một dân tộc và danh dự của một quốc gia từ các bên liên quan?

Ở tuổi 96, bà Nguyễn Thị Bình, người đại diện cho phía Mặt trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam, tại lễ tại Hà Nội bà "rất lấy làm cảm ơn các đồng chí lãnh đạo đã có sự tin cậy đối với tôi, giao cho tôi trọng trách lớn (...) là một trong bốn bên ký vào Hiệp định Paris". Bà khẳng định, hiệp định là "một thắng lợi" của Việt Nam". Bà không nhắc đến các điều khoản cũng như tổ chức Việt Cộng mà bà đại diện để ký tên vào giờ này ở đâu trong số phận Việt Nam.

Về phía Hoa Kỳ, Sử gia Giáo sư Fredrik Logevall, tác giả cuốn sách đoạt giải Pulitzer về Lịch sử, “Embers of War: The Fall of an Empire and the Making of America's Vietnam,” nói với (Havard Kenedy School) về sự kiện Hiệp Định Paris sau 50 năm, Giáo sư nhắc đến câu nói của ông Nguyễn Văn Thiệu - Tổng thống chính phủ VNCH - với ông Ellsworth F. Bunker - Đại sứ Hoa Kỳ tại miền Nam (từ 1967-1973) khi phải ngồi vào bàn hòa đàm Paris rằng, “Tôi đã làm tất cả những gì có thể cho đất nước mình” (I have done all that I can for my country).

Giáo sư Logevall nhận định, "sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn" sau Hiệp Định Paris là điều nằm trong tiên liệu của phái Hoa kỳ tuy nhiên đó "là điều tốt nhất có thể hy vọng" để Hoa Kỳ rút chân ra khỏi cuộc chiến Việt Nam mà chính quyền Nixon biết rằng họ không thể kéo dài như đã tin tưởng lúc ban đầu. Vấn đề còn lại là thời điểm để việc ký Hiệp định "không gây nguy hiểm cho triển vọng tái đắc cử của Nixon vào năm 1972".

Ông Lưu Tường Quang, một quan chức ngoại giao trong chính phủ VNCH, người tháp tùng cùng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tới Hoa kỳ trong chuyến gặp Tổng Thống Nixon để bàn về một cuộc hòa đàm ngưng chiến bắt đầu bằng chuyến hướng chiến lược từ Mỹ (Americanization) sang Việt Nam hóa (Vietnamization) chiến tranh, chia sẻ quan điểm của mình từ góc nhìn của một người Việt Nam Cộng Hòa - một quốc gia một chính thể được thế giới công nhận nhưng đã bị thế giới cộng sản bức tử.

Việc chấm dứt chiến tranh như là kết quả từ sau Hiệp Định, chẳng phải đã đem lại hòa bình cho Việt Nam?

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung
Thêm thông tin và cập nhật Like   
Tải để nghe SBS Tiếng Việt bất cứ lúc nào









Share