Cách đây hơn 6 tháng, Sydney ra khỏi phong tỏa và bây giờ thì mọi hoạt động kinh doanh đã phục hồi trở lại.
Nhưng trong khi các hạn chế phần lớn gỡ bỏ - thì COVID vẫn không hoàn toàn biến mất và các trường hợp tử vong liên quan COVID cũng không biến mất.
Nghiên cứu các biểu đồ về tỷ lệ tử vong liên quan đến COVID tính theo chu kỳ bảy ngày một lần trên mỗi 1 triệu người trong thời gian đại dịch hoành hành thì các chuyên gia thấy rằng, mức tăng đột biến trùng với các đợt phong tỏa ở Victoria, một đợt khác trong đợt bùng phát Delta và mức cao nhất sau khi Omicron xuất hiện.
Trên thực tế, tổng số ca tử vong do COVID đã tăng hơn gấp đôi kể từ cuối tháng 1 - tuy nhiên cuộc sống phần lớn đã trở lại bình thường và một số chuyên gia lo ngại về điều gì sẽ xảy ra nếu điều này tiếp tục.
Giáo sư Nancy Baxter là một nhà dịch tễ học.
"Chúng ta sẽ có một gánh nặng lớn hơn cộng thêm vào những thứ đã có như là số lượng người bịnh, số người nằm viện, số người đang nguy cấp, và quan trọng nhất là con số người đang nguy cấp và có nguy cơ tử vong vì vấn đề này.”
Những người khác - như Giáo sư Peter Collignon của Đại học Quốc gia Úc [collin-yon]] nói rằng các biện pháp hạn chế hầu như là thừa.
"Trong mọi trường hợp thì virus này sẽ không biến mất! Tất cả những hạn chế đó chỉ là để trì hoãn điều không thể tránh khỏi nhưng không thể ngăn chặn nó, vì vậy khi bạn đã có một tỷ lệ dân số được tiêm phòng rất cao, thì việc hạn chế nhiều có lẽ sẽ không tạo ra khác biệt gì mấy. "))
Và trong khi quan điểm rõ ràng về nhiễm COVID, có những yếu tố khác mà các nhà chức trách cần phải đối mặt.
Cũng có những lo ngại về áp lực kéo dài đối với hệ thống y tế, không chỉ do gánh nặng liên tục của COVID, mà còn là hậu quả của nhiều tình trạng sức khỏe khác không được chẩn đoán hoặc không được điều trị trong suốt hai năm qua.
Tiến sĩ Chris Moy là phó chủ tịch của Hiệp hội Y khoa Úc:
"Vì vậy, Hiệp hội Y khoa Úc AMA đã nói rất rõ ràng những gì chúng tôi cần. Chúng tôi cần phải nỗ lực cả hai đầu, chúng tôi cần một kế hoạch phục hồi sau thảm họa cho những việc cơ bản như là làm sao để tiến hành các phẫu thuật quan trọng theo kịp thời hạn, giải quyết các chẩn đoán và chăm sóc đã bị trì hoãn. Chúng tôi cũng cần phải xây dựng năng lực cho hệ thống y tế trong tương lai vì có vẻ như chúng ta không chỉ đối phó với tất cả mọi thứ về sức khỏe đến bệnh cúm, thì COVID làm nặng thêm những áp lực đã có sẳn. Do đó nó cho thấy sự cần thiết phải chuẩn bị cho việc kiểm soát COVID dài hạn, và chúng tôi cũng thực sự cần trang bị cho các bác sĩ gia đình GP cho phù hợp."
Trong khi đó, một số chuyên gia sức khỏe tâm thần, như Giáo sư Maree Teeson từ Đại học Sydney, nói rằng chúng ta đã trở nên mệt mỏi vì sợ hãi và trở nên dễ dãi hơn về tác động của đại dịch.
"Đối với tôi, việc mọi người không muốn quan tâm đến tỷ lệ tử vong thì cũng giống như coi nó như là cái việc may rủi, trời kêu ai nấy dạ, thái độ đó nó làm giảm sự gắn kết xã hội của chúng ta."
Nhưng Giáo sư Collignon nói rằng tình hình chung có vẻ đang được cải thiện.
“Vẫn tốt hơn nhiều so với cách đây một năm rưỡi trước khi có vaccine. Lúc đó cứ một trăm trường hợp mắc phải thì có hai trường hợp tử vong. Bây giờ chúng tôi vẫn thấy trường hợp tử vong nhưng cứ khoảng bốn nghìn trường hợp thì có một trường hợp tử vong.”
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung