Key Points
- Việc đăng ký để được công nhận mối quan hệ de facto khác nhau tùy theo từng tiểu bang.
- Tuy nhiên, trong trường hợp hai người chia tay, các mối quan hệ de facto đều được đối xử giống nhau, và đều tuân theo luật pháp Liên bang.
- Các cặp vợ chồng de facto có quyền được bảo vệ về pháp lý tương tự như những người đã kết hôn.
Theo Điều tra dân số mới nhất, có hơn hai triệu người ở Úc đã đăng ký mối quan hệ không chính thức, còn gọi là de facto.
Nhưng chính xác thì mối quan hệ de facto có nghĩa là gì và khi nào thì mối quan hệ này được pháp luật công nhận?
Định nghĩa về mối quan hệ de facto được nêu lên trong , mô tả đó là hai người cùng giới hoặc khác giới “sống chung với nhau trên căn bản giống như một gia đình thực sự”.
Quy trình và yêu cầu để mối quan hệ de facto của bạn được công nhận tùy thuộc vào tiểu bang hoặc vùng lãnh thổ nơi bạn cư trú.
Chẳng hạn ở Nam Úc, các mối quan hệ de facto được đăng ký theo Đạo luật Đăng ký Mối quan hệ năm 2016. Sau khi đăng ký, mối quan hệ của bạn sẽ tự động được pháp luật công nhận ở bất kỳ đâu tại nước Úc.

Lesbian couple looking at mobile phone and smiling in living room at home. Credit: eclipse_images/Getty Images
"Thứ nhất, nó cung cấp sự công nhận tự động của pháp luật rằng hai người đang có mối quan hệ de facto, vì vậy bạn không cần phải chứng minh điều đó nữa. Lợi ích là nó có thể hỗ trợ những người đang cố gắng xin visa, trong trường hợp một người bạn đời vừa qua đời, việc đăng ký mối quan hệ de facto cũng có thể ảnh hưởng đến bạn từ góc độ tài sản, để chứng minh rằng bạn có mối quan hệ de facto, lợi ích nữa là vì mục đích y tế cho người thân nếu bạn cần đưa ra quyết định.”
Bà Evans giải thích việc đăng ký mối quan hệ de facto cũng có liên quan đến góc độ nuôi dạy con cái hợp pháp, đặc biệt đối với các cặp đôi đồng giới.
“Đặc biệt đối với phụ nữ. Luật Gia đình yêu cầu người mẹ không phải là người sinh ra phải được công nhận là cha mẹ hợp pháp. Điều đó có nghĩa là cả hai phải có mối quan hệ de facto tại thời điểm đứa trẻ thụ thai. Vì vậy, việc có đăng ký mối quan hệ de facto sẽ giúp tự động cung cấp tư cách pháp lý đó.”
Tòa án xác định mối quan hệ de facto dựa trên các tiêu chí nào?
Trong trường hợp ly thân mà mối quan hệ de facto không được đăng ký và một trong hai người bạn đời cũ đưa ra một yêu cầu trước tòa, chẳng hạn như phân chia tài sản hoặc cấp dưỡng cho người bạn đời còn lại, thì một số yếu tố sẽ được xem xét để xác định liệu mối quan hệ de facto có tồn tại hay không.
Những yếu tố này bao gồm:
- Thời gian của mối quan hệ de facto kéo dài bao lâu
- Có công khai không
- Có bất kỳ khoản tài sản hoặc thỏa thuận tài chính chung nào không
- Sự hiện diện của quan hệ tình dục hoặc liệu cặp đôi có sống chung như vợ chồng hay không
Theo bà Evans, các tiêu chí mà tòa án dựa vào tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và bà nêu ra một số quan niệm sai lầm phổ biến về những gì được pháp luật công nhận về mối quan hệ de facto.
“Rất nhiều người nghĩ rằng bạn phải yêu nhau đủ hai năm mới trở thành de facto, điều đó không đúng. Cũng rất nhiều người nghĩ rằng nếu bạn đang có một mối quan hệ de facto thì sau hai năm, bạn tự nhiên sẽ được hưởng 50% tài sản của người kia. Một lần nữa, suy nghĩ đó là không đúng. Vì vậy, rất nhiều người nghĩ rằng bạn phải sống cùng nhau thì mới có được một mối quan hệ de facto, điều này cũng không đúng nữa. Có án lệ quy định rằng bạn có thể có một mối quan hệ de facto nhưng có thể sống ở những ngôi nhà riêng biệt.”

A Young Man is Distraught and Ignoring her Muslim Girlfriend While Arguing. A Man and his Muslim Girlfriend are Having a Serious and Harsh Communication Due to the Problems They are Going Through. Credit: ProfessionalStudioImages/Getty Images
Damien Greer, một luật sư chuyên về luật gia đình ở Brisbane giải thích.
“Điều đó không xảy ra thường xuyên. Nó xảy ra ở những người đã kết hôn nhưng không bao giờ ly hôn, và sau đó họ chuyển sang một mối quan hệ de facto với người khác. Chẳng hạn trong một bối cảnh một người đã kết hôn, sau đó cuộc hôn nhân tan vỡ nhưng hai vợ chồng không có ai ra tòa xin ly hôn, chồng lại có mối quan hệ khác với người khác, không kết hôn mà sống với người đó suốt 5, 6 năm. Như vậy anh ấy vừa kết hôn và đồng thời cũng có một người bạn đời de facto.”
Các tranh chấp về con cái từ mối quan hệ de facto sau khi bị tan vỡ, chẳng hạn sắp xếp việc nuôi dạy con cái và thăm viếng con cái, được tòa án giải quyết theo cách tương tự như đối với các cặp vợ chồng kết hôn khác.
Những hồ sơ xin trát hầu tòa liên quan đến tài chính, bao gồm phân chia tài sản hoặc nghĩa vụ chăm lo cho bạn đời cũ, phải được nộp trong vòng hai năm kể từ khi chia tay người bạn đời de facto, trừ khi những trường hợp đặc biệt cho phép ngoại lệ.
“Bạn có thể xin tòa án giải quyết vấn đề ngoài khảong thời gian 2 năm. Nhưng có những vấn đề khác mà sau đó bạn phải giải quyết và nó phức tạp hơn nhiều. Vì vậy, thực sự là một ý tưởng rất hay nếu bạn nộp đơn trong vòng hai năm sau khi hai người chia tay.”
Ngoài ra, bạn đời de facto sau khi chia tay cũng cần phải ký những thỏa thuận chung nhưng họ phải đảm bảo rằng các thỏa thuận đó có giá trị pháp lý.
“Điều thực sự quan trọng là thỏa thuận phải được ghi nhận hợp lệ. Và có hai cách ghi nhận hợp lệ đó là yêu cầu có trát của tòa án dưới sự đồng ý của cả hai, để giải quyết các vấn đề tài chính hoặc hai bạn có thể ký kết một thỏa thuận tài chính.”
Bà Evans giải thích, các cặp vợ chồng de facto, tương tự như những người đã kết hôn, có thể ký kết một thỏa thuận tài chính trong bất kỳ thời điểm nào trong mối quan hệ của họ.
Điều quan trọng cần lưu ý là loại thỏa thuận này chỉ có thể được chuẩn bị cũng như thực hiện bởi chuyên gia luật.
“Vì vậy, nó ghi nhận những gì cả hai bạn đóng góp vào mối quan hệ. Và sau đó nó sẽ xác định thỏa thuận về cách phân chia tài sản và nợ phải trả giữa các bạn trong trường hợp ly thân. Và bạn cần gặp luật sư để soạn thảo những tài liệu này. Luật sư phải ký vào một văn bản cho biết họ đã cung cấp cho bạn lời khuyên pháp lý độc lập về những ưu điểm và nhược điểm của việc ký kết loại thỏa thuận tài chính này.”
Giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải
Các cặp vợ chồng de facto khi ly thân cũng có thể tiếp cận các dịch vụ hòa giải để đạt được thỏa thuận giải quyết các tranh chấp liên quan đến con cái và tài chính.
Fiona Bennett, Cố vấn gia của Relationships Australia tại Tây Úc cho biết hòa giải có thể giúp hai bên đạt được thỏa thuận công bằng và bình đẳng cho cả hai mà không bị cảm xúc cuốn đi.
Quá trình hòa giải là tự nguyện. Khi một bên khởi xướng, dịch vụ sẽ liên hệ với bên kia để hỏi xem họ có sẵn sàng tham gia hay không.

Family law concept. Family Paper and hammer on the table Source: Moment RF / Rapeepong Puttakumwong/Getty Images
“Điều chúng tôi muốn làm là đảm bảo rằng chúng tôi thực sự có thể sàng lọc và hiểu liệu hai người này có thể ngồi cùng phòng hay không, hay ít nhất nếu họ không thể ngồi cùng phòng thì họ có thể giao tiếp thông qua trung gian hay không? Bạn biết đấy, chúng tôi thực sự sàng lọc rủi ro ở khía cạnh đó. Vì vậy, chúng tôi đảm bảo rằng mọi cảm giác về bạo lực gia đình hoặc các hình thức kiểm soát cưỡng chế đều thực sự được biết trước khi quá trình hòa giải bắt đầu.”

A father is standing in the doorway of their home with his son as they say goodbye to the mother who is going to work. Credit: SolStock/Getty Images
“Nếu bạn ra hầu tòa, nó sẽ mặc nhiên trở thành một quá trình tranh luận và đối đầu. Trong khi đó, nếu bạn thông qua hòa giải, bạn sẽ tìm hiểu những gì bạn có thể nhìn thấy từ quan điểm của người khác. Nó cung cấp kiến thức trong quá trình thực hiện, để thực sự, bạn biết đấy, mọi người cảm thấy được trang bị để tự xử lý tình huống, thay vì chỉ ngồi lại và được bảo phải làm gì.”

An interracial married couple talks to therapist together about their life. The asian woman tried to explain how he won't listen to her. Her husband looks at the floor in embarrassment. Credit: FatCamera/Getty Images
Bạn đang gặp khủng hoảng?
Cuộc gọi khẩn cấp 000|Đường dây nóng 13 11 14|Dịch vụ tư vấn quốc gia về tấn công tình dục, bạo lực gia đình 1800 737 732.