Sau khi tham vấn ý kiến của vị lãnh đạo tôn giáo cao cấp nhất tại Ai cập, là Đại Trưởng giáo, tòa án xác nhận một phán quyết trước đó hồi tháng 5, trong đó 6 bị can bị án tử hình.
Tòa án tại thủ đô Cairo của Ai cập đã tha bỗng ông Mohamed Morsi về tội cung cấp các tài liệu mật cho Qatar, thế nhưng lại kết án chung thân về việc lãnh đạo một tổ chức bất hợp pháp.
Qatar là nước ủng hộ chính yếu cho ông Morsi và phong trào Huynh đệ Hồi giáo, khi ông nầy còn nắm quyền trong một năm trời, cho đến tháng 7 năm 2103 khi quân đội lật đổ và bắt giữ ông.
Trong các phiên toà khác, ông đã bị án chung thân rồi án tử hình trước đó.
Với bản án 40 năm tù, thẩm phán Mohamed Sherin Fahmy nói rằng, ông không nghi ngờ về chuyện ông Morsi và các bị cáo khác, đều có tội.
" Họ đã thủ đắc các tài liệu mật về quốc phòng của Cơ quan Tình báo quốc gia, sở Tình báo quân đội, Văn phòng An ninh, trong đó tiết lộ địa điểm và việc bố trí quân đội".
"Ý định của họ rõ ràng là gởi đến một quốc gia ngoại quốc, vì vậy họ có ý định làm tổn hại cho đất nước".
"Vì vậy họ khiến cho Ai cập bị nguy cơ lớn lao và theo vị Đại Trưởng giáo, Ngài cho phép bản án tử hình vì đó là một tội lỗi".
"Các gián điệp đều là người ngoại quốc và rất nguy hiểm, còn những người Ai cập không may đã phản bội lại niềm tin và phải bị trừng phạt, bị chết trong khi tra tấn, chẳng hạn như vậy".
Được biết ông Morsi và hai phụ tá bị kết án 25 năm về tội tham gia tổ chức Huynh đệ Hồi giáo vốn bị cấm hoạt động.
Ông và người thư ký là Amin el Sirafy, mỗi người nhận thêm án tù 15 năm nữa, về tội tiết lộ tài liệu mật.
Người con gái của ông Sirafy là bà Karima, cũng bị án 15 tù cùng một tội danh.
Ông Mohamed Morsi là vị lãnh đạo đầu tiên được bầu cử tự do tại Ai cập, đã bị quân đội lật đổ vào tháng 7 năm 2013 và đã bị kết án tử hình trong một vụ khác.
Bản án tử hình đó, cộng thêm hai án chung thân và án 20 năm tù, hiện được kháng cáo.
Tổ chức Huynh đệ Hồi giáo bị cấm hoạt động và bị tuyên bố là một tổ chức khủng bố, sau khi ông Morsi bị lật đổ.
Còn ông Khalid Radman, một biên tập viên cho hệ thống truyền hình, có dính líu đến tổ chức Huynh đệ Hồi giáo, cũng bị án 15 năm tù.
Được biết các bản án được tuyên xử vào hôm thứ 7 tuần qua, có thể được kháng án. Trong vụ có tất cả 11 bị cáo, thế nhưng chỉ chỉ có 7 người hiện bị giam giữ, trong đó có ông Mohamed Morsi.
"Tôi nghĩ bản án dành cho ông Morsi và tiến sĩ Abdel Aaty sẽ bị hủy bỏ và dễ dàng chờ đợi sẽ có việc kháng cáo". Luật sư biện hộ cho cựu Tổng thống Ai cập, ông Abdel Moniem Abdel Maqsoud.
Sáu bị can khác bị đưa ra xét xử, bao gồm 3 ký giả trong đó có hai người làm việc cho đài Al Jazeera, bị kết án tử hình khiếm diện, do tội chuyển hồ sơ mật đến Qatar.
Một trong các bị can là ông Ibrahim Helal, cựu trưởng ban tin tức tiếng Ả rập, của hệ thống truyền hình Al Jazeera.
"Những gì thực sự làm tôi phẫn nộ hôm nay là cuộc nói chuyện dai dẳng và tự trấn an của vị thẩm phán về việc làm thế nào ông ta chắc chắn là những người nầy thực sự phản bội lại đất nước".
"Việc bội phản thực sự đối với quốc gia là chuyện làm thế nào lãng phí thời giờ và tiền bạc của đất nước cho những chuyện hết sức ngớ ngẩn và các trường hợp ngụy tạo như vậy".
Ân xá quốc tế kêu gọi Ai cập, hủy bỏ án tử hình ngay tức khắc, cùng các cáo trạng lố bịch chống lại các ký giả cần được bãi bỏ.
Hai ký giả của hệ thống truyền hình Al Jazeera, được biết là biên tập viên tin tức Ibrahim Mohamed Helal bị án tử hình khiếm diện, cùng với Asmaael Khateib làm việc cho hệ thống Rassd, bị nghi ngờ có liên hệ với tổ chức Huynh đệ Hồi giáo.
Al Jazeera chỉ trích bản án và cho rằng, đó lả một phần trong chiến dịch chống lại quyền tự do ngôn luận và kêu gọi cộng đồng quốc tế, hãy đoàn kết với các ký giả.
Quan hệ giữa Ai cập và Qatar đã căng thẳng, kể từ sau vụ quân đội Ai cập lật đổ ông Morsi, ông nầy được sự ủng hộ của quốc gia vùng Vịnh nhỏ bé nhưng giàu có.
Còn phía Ai cập luôn cho rằng, tin tức của Al Jazeera về Ai cập và vùng Trung đông, là thiên vị và chỉ có lợi cho nhóm phiến quân tự xưng là nhà nước Hồi giáo IS.
Năm rồi Tổng thống Ai cập Fatah el Sisi, ân xá cho hai ký giả bị tù thuộc hệ thống tin tức tiếng Anh của đài Al Jazeera là ông Mohamed Fahmy, người Canada gốc Ai cập và một người Ai cập là ông Baher Mohamed, cả hai bị bắt hồi tháng chạp năm 2013.
Vụ truy tố hai ký giả nói trên cùng với ký giả Úc là ông Peter Greste, vốn là một thông tín viên tiếng Anh, đã bị trục xuất hồi tháng 2 năm rồi, vụ nầy khiến thế giới chỉ trích mạnh mẽ.
Ai cập được xếp hạng 158 trong số 180 quốc gia, theo chỉ số Tự do Báo chí hồi năm 2015, theo tổ chức Ký giả Không Biên giới cho biết.
Hồi tháng chạp, Ủy ban Bảo vệ Ký giả nói rằng, Ai cập chỉ đứng sau Trung quốc trong việc cầm tù ký giả nhiều nhất trên thế giới, trong năm 2015.
Trở lại phán quyết của tòa án, luật sư biện hộ cho cựu Tổng thống Ai cập là ông Abdel Moniem Abdel Maqsoud nói rằng, toán biện hộ sẽ nạp đơn kháng cáo.
"Chúng ta có 30 ngày để tòa án công bố các lý do đằng sau bản án".
"Chúng tôi sẽ nghiên cứu các tài liệu nầy và chuẩn bị nạp đơn kháng án trong vòng 60 ngày, kể từ ngày đó".
"Tôi nghĩ bản án dành cho ông Morsi và tiến sĩ Abdel Aaty sẽ bị hủy bỏ và dễ dàng chờ đợi sẽ có việc kháng cáo".