Mức độ tan chảy băng hà trên trái đất nhanh hơn dự tính

The Taylor Glacier near McMurdo Station, Antarctica

Der Taylor-Gletscher in der Nähe der US-Forschungsstation McMurdo in der Antarktis Source: AAP

Một cuộc nghiên cứu mới tìm thấy hiện tượng nóng ấm toàn cầu khiến băng hà tan chảy nhanh hơn các khoa học gia dự tính.


Mỗi 4 tháng, thế giới mất đi băng hà và nước đá với số lượng tương đương với rặng núi Alps ở Âu châu.

Có một số nơi trên thế giới, mà tiếng nước chảy không được hoan nghênh, đó là tiếng của băng hà đang tan chảy.

Một cuộc nghiên cứu mới của tạp chí khoa học Nature cho biết, băng hà trên thế giới đã co lại, với vận tốc nhanh chóng hơn đến 5 lần so với thập niên 1960 và việc mất mát băng hà ngày càng gia tăng.

Tác giả cuộc nghiên cứu là ông Michael Zemp, giám đốc của Dịch vụ Theo dõi Băng hà Thế giới tại đại học Zurich ở Thụy sĩ cho biết, việc băng tan chảy là hết sức lớn lao.

“Những gì chúng tôi tìm thấy là băng hà bị mất đi rất nhiều, kể từ năm 1961 đã mất hơn 900 tỷ tấn băng hà và đó là một con số hết sức lớn lao".

"Tôi tìm cách so sánh chuyện nầy, với diện tích của nước Đức với bề dày nước đá là 30 mét”, Michael Zemp.

Băng hà hiện co lại nhanh hơn tại vùng Trung Âu, vùng núi Caucase, phía tây Canada, vùng phía nam nước Mỹ, New Zealand và những nơi gần chí tuyến, mỗi năm mất đi khoảng 1 phần trăm khối lượng băng hà hiện có.

Tiến sĩ Zemp cho rằng, ngay cả nếu việc thải thán khi bị chấm dứt ngay tức khắc, thì băng hà vẫn tiếp tục tan chảy.

“Băng hà phản ứng lại với việc thải thán khí khá chậm, vì vậy ngay cả nếu chúng ta ngưng việc thải khí, thì băng hà vẫn tiếp tục mất đi hàng dặm, do chúng không thể phản ứng với sự thay đổi của khí hậu trong quá khứ".

"Vì vậy nếu quí vị sửa chữa các khó khăn hôm nay, thì băng hà vẫn tiếp tục tan chảy trong 10,20 và có thể 30 năm nữa, hậu quả là góp phần cho mực nước biển dâng cao”, Michael Zemp.

Hiện tại nguyên nhân lớn nhất của mực nước biển dâng cao là sự gia tăng khối lượng nước khi nó nóng lên, thế nhưng phúc trình mới cho thấy, băng hà tan chảy vẫn tiếp tục khiến cho mực nước biển gia tăng, nói chung là 30 phần trăm.

Đồng nghiệp của tiến sĩ Zemp là ông Ben Marzeion thuộc đại học Bremen ở Đức, cũng góp phần trong việc nghiên cứu nói rằng, ảnh hưởng của con người làm cho băng hà tan chảy là rõ ràng.

“Chúng ta có thể nhìn xuyên suốt thế kỷ 20, với ảnh hưởng do con người tạo nên ngày càng gia tăng, khi con người bắt đầu thải ra ngày càng nhiều thán khí vào khí quyển và khiến cho bầu không khí ngày càng nóng dần".

"Điều đó có nghĩa là băng hà tiếp tục tan chảy, nếu nay băng hà tan ra thì đó không phải là do nguyên nhân từ thiên nhiên, mà phần lớn là do con người gây ra”, Ben Marzeion.

Kể từ năm 1900, mực nước biển gia tăng trong khoảng từ 16 đến 21 phân.
"Chúng ta thấy mực nước biển ngày càng gia tăng, bởi vì chúng ta thấy ngày càng nhiều sự kiện nầy trong các hồ sơ được ghi lại”, Ben Marzeion.
Có nhiều yếu tố góp phần vào việc, làm thế nào mực nước biển tiếp tục dâng cao, vốn rất khó để giải thích, thế nhưng cơ quan CSIRO của Úc cho rằng, tình trạng tệ hại nhất sẽ thấy được mực nước biển lên cao đến 66 phân vào năm 2090.

Việc nầy khiến Sydney phải có bức tường ngăn biển chẳng hạn, với chiều cao ít nhất một mét, để chống lại nạn lụt tại các vùng duyên hải như hiện nay.

Tiến sĩ Marzeion cho biết dữ kiện nầy là rõ ràng.

“Những năm nóng nhất chúng ta ghi nhận được là trong thế kỷ 21 và ngay cả sau năm 2010, lúc đó nhiệt độ cũng nóng với mực nước biển dâng cao".

"Chúng ta thấy mực nước biển ngày càng gia tăng, bởi vì chúng ta thấy ngày càng nhiều sự kiện nầy trong các hồ sơ được ghi lại”, Ben Marzeion.

Trong khi đó Viện Khoa học Úc châu cũng nói rằng mực nước biển dự kiến sẽ dâng cao, có thể gây ra sự tàn phá tại những vùng sinh thái duyên hải thấp so với mặt biển, chẳng hạn như công viên quốc gia Kakadu ở Bắc Úc, hiện chống chọi với nạn nước mặn xâm nhập.

Cơ quan Khí Hậu và Đại Dương Quốc gia của Hoa kỳ cho biết, nếu không có biện pháp nào đối phó để giới hạn mức thải thán khí, thì chúng ta có thể thấy được mực nước biển dâng cao đến 2 mét.

Với mức độ nầy, nước biển sẽ nhận chìm chẳng hạn như vùng Circular Quay ở Sydney, phi trường Brisbane, Elizabeth Quay ở Perth, phi trường Hobart và vùng Southbank của Melbourne.

Các kết luận của cuộc nghiên cứu do đại học New South Wales về việc quản lý di dời cư dân ở duyên hải và trên các hải đảo ngoài khơi nước Úc, vào sâu trong nội địa.

Việc nầy có thể trở thành một trong những thách thức lớn lao về mặt xã hội trong thế kỷ 21.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share