Lễ Đăng quang và những tranh cãi Cộng hòa

King Charles III coronation

King Charles III and Queen Camilla are carried in the Diamond Jubilee State Coach as the King's Procession passes along The Mall to their coronation ceremony London. Picture date: Saturday May 6, 2023.. See PA story ROYAL Coronation. Photo credit should read: Lucy North/PA Wire Credit: Lucy North/PA/Alamy

Phản ứng của dân chúng về lễ đăng quang của Vua Charles III khá lẫn lộn, với một số người tin rằng đã đến lúc Úc trở thành một nước Cộng hòa, một số khác thì không. Trong khi Thủ tướng Úc đại diện thần dân Úc thuộc khối Thịnh Vượng Chung có mặt tại buỗi lễ đăng quang và không ít người Úc cũng đã có mặt ở Vương quốc Anh để tham dự sự kiện này cùng với người hâm mộ Hoàng gia Anh trên toàn thế giới có mặt tại London để chứng kiến Vua Charles Đệ Tam lên ngôi.


Có những phản ứng trái chiều cho vị vua mới vừa đăng quang.

"Chắc chắn là không có cộng hòa rồi. Tất cả chúng ta đều yêu mến Hoàng gia, người ta không muốn thừa nhận điều đó nhưng tất cả chúng ta đều yêu mến họ!"
"Nữ hoàng đã làm một công việc tuyệt vời, nhưng tôi không phải là người hâm mộ Charles."

Nhiều người Úc chỉ có thể chiêm ngưỡng cái sự hào nhoáng và xa hoa lộng lẩy từ màn hình tivi về lễn đăng quang của Vua Charles III tại Thánh đường Westminster.

Tuy nhiên, một số người Úc đã đến Vương quốc Anh cùng hòa mình vào đám đông dầm mưa, chờ đợi hàng giờ để tận mắt nhìn thấy cỗ xe song mã dát vàng của nhà vua.

"Dạ phải, dạ đúng, không khí rất là hào hứng, đám đông rất là phấn khích, dà, tôi nghĩ đó là một khoảnh khắc rất ngoạn mục trong lịch sử.

"Những ngươi ở đây đợi bao lâu rồi?"
"Tôi có mặt ở đây từ 6:30 sáng, dậy lúc 3:45 để từ Cambridge đến đây, nhưng nó hoàn toàn xứng đáng."

Lễ đăng quang là sự kiện lễ nghi lớn nhất của Vương quốc Anh trong bảy thập kỷ, quy tụ hơn 100 nhà lãnh đạo thế giới và hàng chục ngàn khán giả háo hức đổ về đường phố London.

Nhưng đám đông không chỉ là những người ủng hộ và hâm mộ hoàng gia.

Hàng trăm người biểu tình xếp hàng dọc tuyến đường diễu hành ở trung tâm Luân Đôn giơ cao các biển ngữ 'Not My King' 'Không phải Vua tôi'. Họ mặc trang phục màu vàng tách biệt với những người ủng hộ quân chủ mặc trang phục đỏ, trắng và xanh lam.

Cảnh sát đã bắt giữ thủ lĩnh của nhóm chống chế độ quân chủ Republic và 51 người khác, nói rằng nhiệm vụ của họ là ngăn chặn sự gây rối đang lấn át quyền biểu tình.

Người biểu tình Harry Stratton nghĩ khác.

"Một nhóm những người tổ chức của chúng tôi đã đến sáng nay với những tấm biểu ngữ. Đó là một cuộc biểu tình hoàn toàn ôn hòa. Cảnh sát, không cho chúng tôi biết lý do tại sao, không cho chúng tôi biết họ đang đưa họ đi đâu, đã bắt giữ tất cả những người tổ chức chính của chúng tôi, họ đã tịch thu tất cả các tấm áp phích của chúng tôi. Cảm tưởng giống như là đang ở trong chế độ độc tài công an trị vậy, bởi vì chúng tôi vẫn không biết tại sao mọi người lại bị bắt, không biết họ đang đưa người của chúng tôi đi đâu. Nước Anh được coi là một nền dân chủ. Charles thì không cư xử với nước Anh một cách dân chủ."

Tại Úc thì tình cảm chống nền quân chủ cũng diễn ra tương tự.

Một số người Úc đã bị bắt bởi sự kiện lịch sử này.

Thị trấn Quilpie xa xôi của Queensland đã tổ chức một lễ kỷ niệm lớn, mà Ủy viên Hội đồng Lyn Barnes nói là để vinh danh vị Vua mới.

"Tôi nghĩ rõ ràng là Quilpie muốn tham dự vào không khí lễ hội này, và đây là một lễ hội mà cả thế giới quan tâm. Mọi người trên thế giới đang ăn mừng lễ đăng quang của Nhà vua, và chúng ta càng có lý do để ăn mừng bởi vì ông ấy là Vua của chúng ta. Tôi nghĩ đây là thời điểm tuyệt vời để cộng đồng xích lại gần nhau. Và hy vọng Charles sẽ biết rằng chúng tôi đã làm điều này cho ông ấy."

Những người khác khẳng định đã đến lúc Úc trở thành một nước Cộng hòa.

Người dân của First Nations từ 12 thuộc địa cũ đã ký một lá thư, kêu gọi Nhà vua mới thừa nhận những tác động đang diễn ra của quá trình thuộc địa hóa.

Nữ luật sư Taylah Gray thuộc tộc Wiradjuri [[we-RAH-jew-ree]] nằm trong số những người ký thỉnh nguyện thư.

"Chúng tôi hiện có ít nhất 32 vật phẩm thiêng liêng được lưu giữ tại 42 tổ chức của Vương quốc Anh, những đồ vật quan trọng, vật phẩm quan trọng và thậm chí cả cơ thể của chúng tôi. Chúng tôi đang kêu gọi một cuộc trưng cầu dân ý, để trở thành một quốc gia độc lập, một đất nước độc lập. Có người đứng đầu của riêng mình, một nhà nước không dính đến quốc vương Anh. Chúng tôi kêu gọi Vua Charles đến Úc, chúng tôi yêu cầu một lời xin lỗi chính thức về những tác động của chủ nghĩa thực dân đối với người bản địa và người nô lệ."

Trên thực tế, Phong trào Cộng hòa Úc cảm thấy rằng cái chết của Nữ hoàng có thể báo hiệu thời gian để thay đổi.

Chủ tịch phong trào Cộng hòa, Craig Foster, nói rằng ông hy vọng lễ đăng quang này là lần cuối cùng một nhà lãnh đạo Úc cam kết trung thành với một quốc vương.

"Điều thực sự nhấn mạnh trong tuần này với Úc là chúng tôi không sở hữu đất nước của mình, đó là điểm quan trọng nhất ở đây. Chúng ta không thừa hưởng đất nước của mình. Và do đó chủ quyền của mình nằm ở vị vua nước ngoài, người tại vị ở nước ngoài, và ông ấy là vua của 14 vương quốc khác nhau bao gồm cả chúng ta. Mà đáng lý ra nguyên thủ quốc gia của chúng ta phải là hiện thân của chủ quyền dân chủ của người dân Úc. Vì vậy, chúng ta vẫn chưa được thừa hưởng đất nước của mình sau 122 năm."

Ông Foster nói việc trở thành một nước Cộng hòa sẽ phản ánh sự thay đổi to lớn mà Úc đã trải qua trong 25 năm qua.

Quan trọng hơn, ông nói, lịch sử đa văn hóa và bản địa của Úc mâu thuẫn sâu sắc với nguồn gốc thuộc địa của chế độ quân chủ.

"Và thực tế là chúng ta có thể chế phân biệt đối xử sâu sắc này đứng đầu quốc gia của chúng ta, phân biệt đối xử với mọi tín ngưỡng, phân biệt đối xử với tất cả người Úc, điều thực sự rất khó tin vào năm 2023. Chúng ta cần phải thay đổi và chúng ta cần một sự đồng lòng cam kết với nhau. Chúng tôi muốn có một cuộc trò chuyện quốc gia về việc chúng tôi là ai, làm thế nào để chúng tôi thực sự mang lại sự đa văn hóa cho cuộc sống, cam kết của chúng ta với nhau trên tất cả các nền văn hóa đẹp đẽ của chúng ta. Và làm thế nào chúng ta có thể củng cố nền dân chủ của mình để cuối cùng thừa kế đất nước của chúng ta và cai trị chính mình?"

Những người theo chủ nghĩa quân chủ vẫn thấy giá trị trong lời thề phục vụ long trọng và đầy đức tin của Nhà vua.

Chủ tịch Quốc gia của Liên đoàn Quân chủ Úc, Philip Benwell, cho biết vấn đề liên quan đến hiến pháp hơn là quốc vương cụ thể.

"Chúng ta chưa phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng hiến pháp nào. Người dân chưa phản đối điều gì đó liên quan đến Hiến pháp. Hiến pháp luôn ở đó, như nhịp tim vẫn vỗ đều trong lồng ngực dân chủ bảo vệ nền dân chủ của chúng ta, và nó đã hoàn thành một công việc cực kỳ tốt."]]

Đối với những người tranh luận về sự không phù hợp của chế độ quân chủ, ông Benwell nói rằng hệ thống này phục vụ như một biện pháp quan trọng chống lại ảnh hưởng chính trị.

"Nhà vua bổ nhiệm Toàn quyền, do Thủ tướng đề cử, có nghĩa là lòng trung thành của Toàn quyền được chuyển từ Thủ tướng sang Hoàng gia và thông qua Hoàng gia đối với người dân. Và điều đó rất quan trọng bởi vì ngài Toàn quyền 'không chịu sự ra lệnh của Thủ tướng. Toàn quyền là người phải nhận chỉ thị từ Thủ tướng, nhưng nếu ông ta tin rằng những chỉ thị đó trái với Hiến pháp, hoặc thậm chí trái với mong muốn của người dân, thì ông ta có quyền từ chối và sẽ can thiệp vào. Có rất nhiều thứ được thực hiện sau những cánh cửa đóng kín, không bao giờ được công khai."]]

Nhưng ông Foster coi việc liên lạc của Toàn quyền đằng sau những cánh cửa đóng kín là mối đe dọa đối với nền dân chủ.

"Việc Scott Morrison thiết lập năm bộ bí mật đã được chữ ký của ngài Toàn quyền, mà ngài Toàn quyền thì đã không sao lưu lại vấn đề cực kỳ nghiêm trọng này, bước đi cực kỳ nghiêm trọng trái với tất cả các quy ước chính trị của chúng ta. Ông ấy thậm chí còn không ghi lại điều đó trong nhật ký của mình. Vì vậy, người ta đã che giấu rằng Thủ tướng hiện đang kiểm soát năm bộ, điều mà người dân Úc có quyền hiểu và tham dự vào."

Đối với những người Úc tham gia buổi lễ - đó là biểu tượng của lịch sử và lòng yêu nước.

Đội trưởng Mitchell Brown dẫn đầu Lực lượng Bảo vệ Liên bang Úc trong buổi lễ diễu hành.

"Phần yêu thích của tôi là khi chúng tôi đi bộ lên trung tâm mua sắm để chuẩn bị cho cuộc diễu hành, lúc đó Nhà vua đã đăng quang, và có một tiếng súng chào mừng. Và sau đó mọi người nói 'God Save the Queen 'Chúa bảo vệ Nữ hoàng'. Đó là một khoảnh khắc rất đặc biệt đối với tôi."]]

Những người Úc khác không quan tâm đến sự kiện này, thay vào đó, một số chọn xem bóng đá.

"À, tôi sẽ xem bóng đá."

"Thành thật mà nói, tôi cảm thấy mình không quan tâm mấy đến lễ đăng quang. Tôi nghĩ đó là chuyện của thế hệ cũ hơn, tôi nghĩ những đứa trẻ lớn lên ngày nay không thực sự để ý đến Hoàng gia và chúng tôi cũng vậy'. Thành thật mà nói, tôi không thích Prince Charles."]]

Trong khi đó tại thánh đường Hoàng gia, Đức vua mới tuyên thệ phục vụ trước khi cử hành lễ sau khi đón nhận lời chào từ Samuel Strachan, 14 tuổi trong nhóm nhi đồng phục vụ lâu năm nhất tại Thánh đường Hoàng gia Chapel Royal.

"Thưa bệ hạ, với tư cách là những đứa con của vương quốc Chúa Trời, chúng tôi chào đón ngài với danh nghĩa là Vua của các vị vua."
"Nhân danh Đức Chúa Trời và noi gương ngài, tôi đến không phải để được phục vụ mà để phục vụ."

Share