Ở trung tâm thương mại của Sydney, tiếng kêu gọi thay đổi của người biểu tình vang lên.
Hơn 200 người đã xuất hiện vào đêm qua, để thể hiện tình đoàn kết.
Nhiều người đang cầm những mảnh giấy trắng, biểu tượng của sự bất chấp trước sự kiểm duyệt của nhà cầm quyền.
“Chúng ta ở nước ngoài được tự do ngôn luận, nhưng những người ở Trung Quốc đang gặp rủi ro gấp trăm lần khi lên tiếng. Tôi nghĩ đây là điều tối thiểu tôi có thể làm”, một người biểu tình.
Một buổi thắp nến tưởng niệm đã được tổ chức gần nơi tụ tập để mọi người có thể tỏ lòng thành kính với các nạn nhân của vụ hỏa hoạn chết người ở Tân Cương.
Vụ việc đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất tuân dân sự lan rộng ở Trung Quốc trong vài ngày qua.
“Các nạn nhân lần này đến từ Urumqi, nhưng lần sau có thể là bố mẹ tôi hoặc bạn tôi và tôi thấy mình có bổn phận phải lên tiếng”, một người biểu tình thứ hai.
Trong khi đó truyền thông quốc tế đều đưa tin về làn sóng biểu tình phản đối chính sách chống Covid hà khắc của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng đài báo Việt Nam có vẻ chưa đăng.
Hai ba ngày qua, tin về các cuộc biểu tình lan rộng ra trên 30 đô thị ở Trung Quốc, được truyền thông quốc tế loan tải rộng rãi.
Một cuộc biểu tình với vài trăm người Hoa tham gia, đã diễn ra trước tòa đại sứ Trung Quốc ở Luân Đôn tối Chủ Nhật.
Trong khi đó Trung Quốc đã đáp trả những chỉ trích của Vương quốc Anh, về việc công chúng tức giận của đối với chính sách không có COVID.
Thủ tướng Anh Rishi Sunak tuần này tuyên bố, trong bài phát biểu quan trọng đầu tiên về chính sách đối ngoại rằng ‘kỷ nguyên vàng’ của mối quan hệ giữa Vương quốc Anh với Trung Quốc đã kết thúc, mô tả chủ nghĩa độc đoán ngày càng tăng của Trung Quốc là một ‘thách thức mang tính hệ thống, đối với các giá trị và lợi ích của chúng tôi’.
Ông nói rằng thay vì lắng nghe những người biểu tình, chính phủ Trung Quốc đã chọn cách đàn áp hơn nữa, bao gồm cả việc hành hung một nhà báo của BBC.
Nhưng người phát ngôn Bộ Ngoại giao, ông Triệu Lập Kiên nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo hàng ngày ở Bắc Kinh rằng, nhận xét của nhà lãnh đạo Vương quốc Anh là không có cơ sở. Ông nói.
‘Nhận xét của phía Anh là bóp méo sự thật nghiêm trọng và cấu thành sự can thiệp nghiêm trọng vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Chúng tôi kiên quyết bác bỏ’, Triệu Lập Kiên.
Chúng tôi biết những gì đã xảy ra 33 năm trước ở Bắc Kinh, quân đội đã đưa xe tăng vào đàn áp sinh viên và nhiều người đã thiệt mạng, một sinh viên quốc tế Trung Quốc
Trong cùng ngày có chừng 100 người, gồm cả sinh viên Trung Quốc đã biểu tình ở Shinjuku, thuộc Tokyo, Nhật Bản, lên án Đảng Cộng sản Trung Quốc về chính sách phong tỏa chặt chẽ.
Một phóng viên BBC là Ed Lawrence bị tạm giữ ở Trung Quốc, khi đưa tin biểu tình cũng được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội toàn cầu, và Ngoại trưởng Anh James Cleverly đã lên tiếng về vụ việc, hiện ông Ed Lawrence đã được công an Thượng Hải thả ra.
Cuộc biểu tình còn được gọi là phong trào biểu tình Giấy trắng hay cuộc phản đối A4, nhiều thanh niên Trung Quốc mang theo tờ giấy trắng khổ A4, ghi dòng chữ yêu cầu nhà nước giảm các biện pháp hà khắc, triệt đường sống của người dân.
Theo trang Deutsche Welle của Đức thì việc công khai đòi ông Tập Cận Bình, người vừa ‘đăng quang’ nhiệm kỳ ba, sau Đại hội 20 của Đảng Cộng sản từ chức, là dấu hiệu dân Trung Quốc ‘không thể chịu nổi nữa’, sau ba năm chống dịch theo kiểu của Đảng Cộng sản.
Một nhà báo của BBC Tiếng Trung ở Luân Đôn không nêu tên, cho hay người dân Trung Quốc hiểu rõ hơn bức tranh ‘hết Covid’ hoặc sống cùng Covid bình thường, khi xem giải World Cup 2022 ở Qatar.
Họ thấy hàng triệu người trên thế giới đã thoát qua đại dịch và có thể thi đấu thể thao, đi lại xem bóng đá bình thường, còn Trung Quốc thì vẫn bị phong tỏa.
Họ cũng thấy truyền hình quốc gia Trung Quốc đăng hình đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viện, được nước chủ nhà Thái Lan đãi quốc yến trong kỳ họp APEC ở Bangkok, mà Chủ tịch Tập Cận Bình tham dự, còn tại Trung Quốc việc tụ tập ăn uống ở nhà hàng chỉ được phép ở những khu vực ‘không Covid tại một số đô thị’.
Cảm xúc bị đối xử bất công chỉ vì Đảng Cộng sản ‘mắc bệnh sĩ diện’, cố chứng minh cách chống dịch ‘đặc sắc Trung Hoa là đúng’, khiến tâm lý xã hội bùng nổ, nhà báo BBC Tiếng Trung giải thích.
Tuy thế ông cho hay, truyền thông Trung Quốc tuyệt đối kiểm soát tin biểu tình và cảnh chiếu các trận bóng đá World Cup đã bị cắt, nếu ‘có hình người trên khán đài không đeo khẩu trang’.
Theo nhà báo này, ba năm chống dịch đang làm ‘kiệt quệ’ ngân sách công của các đô thị ở Trung Quốc.
Trong khi đó các nhân vật của công chúng ở Đài Loan đang kêu gọi chính quyền Trung Quốc, nới lỏng chính sách nghiêm ngặt về COVID-19 của họ, sau một loạt các cuộc biểu tình phong tỏa ở một số thành phố của Trung Quốc.
Bà Joanna Ou từ Bộ Ngoại giao nói rằng, chính phủ Bắc Kinh phải đáp ứng yêu cầu của người dân và 'bảo vệ các quyền và lợi ích cơ bản của cuộc sống của người dân'.
Nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc lưu vong Wang Dan hay Vương Đán, một trong những thủ lãnh sinh viên của cuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, cũng đã sử dụng một cuộc họp báo ở Đài Bắc để kêu gọi người dân Trung Quốc chống lại chính sách Zero Covid.
"Cuộc biểu tình này tượng trưng cho sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới ở Trung Quốc, một kỷ nguyên được đặc trưng bởi sự phản kháng, một kỷ nguyên mới của sự thức tỉnh của những người trẻ Trung Quốc, một kỷ nguyên mà xã hội dân sự Trung Quốc đã quyết định không im lặng và để đối đầu với bạo quyền", Vương Đán.
Trong khi đó truyền thông quốc tế đều đưa tin về làn sóng biểu tình phản đối chính sách chống Covid hà khắc của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng đài báo Việt Nam có vẻ chưa đăng.
Hai ba ngày qua, tin về các cuộc biểu tình lan rộng ra trên 30 đô thị ở Trung Quốc, được truyền thông quốc tế loan tải rộng rãi.
Trong khi đó truyền thông Việt Nam có vẻ như không biết gì về các cuộc biểu tình?
Trang Tuổi Trẻ hôm 28/11 chạy tựa, nhấn mạnh góc nhìn của truyền thông chính thống Trung Quốc là ‘Trung Quốc nhấn mạnh coi trọng sinh mạng người dân trong chống COVID-19’.
Trang này nhấn mạnh ‘truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm nay 28/11 thông tin về các điều chỉnh của một số địa phương trong phòng chống COVID-19, nhấn mạnh chính quyền coi trọng mạng sống của người dân và không áp dụng cứng nhắc các biện pháp chống dịch’, bài báo không nhắc gì đến các cuộc biểu tình.
Tuy thế 4 hôm trước, báo Tuổi Trẻ có bài nói về việc phong tỏa ở Trịnh Châu, sau cuộc biểu tình nổ ra trong nhà máy FoxConn.
Báo này cũng nhắc, ‘số ca nhiễm COVID-19 tại Trung Quốc phá kỷ lục ngày 24/11, với 31.454 ca, cao nhất từ trước đến nay’.
Một nhân chứng tại Hà Nội cho BBC biết rằng, tin thời sự của một số đài truyền hình nước ngoài như BBC News, CNN phát trên mạng truyền hình cáp của Việt Nam, ‘thông báo gián đoạn vì tín hiệu vệ tinh’, khi bắt đầu phần đáng ra phải là tin và hình biểu tình đả đảo chính quyền Trung Quốc.
Tuy thế, có vẻ như cách đưa tin bài của truyền thông Việt Nam do Ban Tuyên giáo của Đảng CS kiểm soát có thể thay đổi.
Trở lại cuộc biểu tình tại Sydney, không có lãnh đạo biểu tình hay ban tổ chức cho những cuộc biểu tình này, thay vào đó tin tức về cuộc tụ tập này được lan truyền hoàn toàn qua truyền miệng.
Một số người tham gia cuộc biểu tình đã nói với SBS News rằng đây là cuộc biểu tình đầu tiên họ tham dự.
Một trong những người biểu tình là một sinh viên quốc tế đến từ miền Bắc Trung Quốc, đã đồng ý trả lời phỏng vấn của SBS News hôm nay.
Cô ấy yêu cầu chúng tôi bảo vệ danh tính của cô, sợ chính quyền ở quê nhà có thể lần ra gia đình cô ấy.
Cô là một trong những sinh viên trước đó, đã giương biểu ngữ trên một cây cầu ở Sydney để ủng hộ một người biểu tình,người đã làm điều tương tự ở Bắc Kinh khi kêu gọi chấm dứt phong tỏa, chỉ vài ngày trước Đại hội Đảng.
“Trước khi đến cuộc biểu tình trên cây cầu ở Sydney, tôi cảm thấy rất đơn độc về mặt chính trị, bởi vì hầu hết các sinh viên Trung Quốc quốc tế chung quanh tôi đều thờ ơ với chính trị”, một sinh viên quốc tế Trung Quốc.
Cô ấy nói rằng thực sự bị sốc, khi thấy sự thách thức công khai như vậy ở quê hương của mình và mặc dù hy vọng một ngày nào đó sẽ có nền dân chủ ở Trung Quốc, mặc dù cô không tin rằng tình trạng bất ổn hiện tại sẽ thay đổi hiện trạng.
“Chúng tôi biết những gì đã xảy ra 33 năm trước ở Bắc Kinh, quân đội đã đưa xe tăng vào đàn áp sinh viên và nhiều người đã thiệt mạng”, một sinh viên quốc tế Trung Quốc.
Được biết các cuộc biểu tình cũng diễn ra ở Brisbane, Melbourne và Adelaide, với kế hoạch sẽ có nhiều cuộc biểu tình hơn trong những ngày tới.