Cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ và Syria ở Úc quay cuồng sau trận động đất lớn tại quê hương

ANZAC-Turkish-March-2-847x477.png

Cộng đồng Thổ Nhĩ Kỳ tại Úc tham dự diễn hành nhân ngày ANZAC

Các thành viên trong cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ và người Syria ở Úc đang quay cuồng, sau hai trận động đất lớn tại quê nhà, giết chết hơn 4,000 người.


Đối với xướng ngôn viên SBS Thổ Nhĩ Kỳ Nilgun Kilic, công việc hàng ngày của cô nay trở thành một câu chuyện cá nhân, khi trận động đất mạnh 7,8 độ richter tấn công quê hương cô.

"Khi tôi đang chuẩn bị làm bản tin cho chương trình phát sóng lúc 2 giờ chiều, đó là khi tôi nhìn thấy danh sách các thành phố bị ảnh hưởng bởi trận động đất. Một trong số đó là Hatay, nơi chị gái tôi và gia đình cô ấy sống."

Nilgun đã cố gắng nhưng không thể liên lạc với chị gái qua điện thoại, nhưng được những người thân trấn an rằng họ đã nhận được tin nhắn từ chị gái nói rằng cô ấy vẫn ổn.

Nhưng sau đó, một trận động đất mạnh 7,5 độ richter thứ hai xảy ra và pin điện thoại của họ cạn kiệt.

Cô không nhận được tin tức gì kể từ đó.

"Điều kiện thời tiết ở Thổ Nhĩ Kỳ hiện giờ rất tồi tệ. Rất lạnh. Và họ đã để quên chìa khóa xe và áo khoác trong nhà khi đi sơ tán."

Họ sẽ lạnh cóng nếu không có áo khoác. Vì vậy, chị tôi đã phải bất chấp chạy vào nhà để lấy chìa khóa xe và áo khoác của cô ấy.

Chị gái của Nilgun là một giáo viên tiểu học sống cùng chồng và hai con trai trên tầng bảy của một tòa nhà chung cư.

Thành phố Hatay quê hương của họ ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ với Syria là một trong nhiều khu vực bị tàn phá bởi trận động đất mạnh nhất trong 100 năm qua.

Kể từ trận động đất đầu tiên vào đầu giờ sáng thứ Hai, con số thương vong đã tăng lên nhanh chóng.

Nilgun đang lo sợ điều tồi tệ nhất cho chị gái và gia đình cô ấy.

Nilgun là một trong số 150,000 thành viên của cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ sống ở Úc.

Nhiều người vẫn duy trì mối liên hệ chặt chẽ với quê hương của họ và bị ảnh hưởng sâu sắc bởi thảm kịch đang diễn ra.

Omer Incekara là Giám đốc của Liên minh Tương hỗ Thổ Nhĩ Kỳ - Úc và nằm trong hội đồng Đa văn hóa New South Wales.

Ông nói rằng nhiều người Úc gốc Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang cố gắng đảm bảo rằng gia đình và bạn bè được an toàn.

"Bạn biết đấy, chỉ mới 24 giờ trôi qua, và mọi người đều đang khao khát có thể liên lạc với gia đình của họ. Hy vọng rằng họ sẽ nhận được tin vui. Chúng tôi đang thấy rất nhiều thông báo trên mạng xã hội nơi họ ghi tên, địa chỉ của mình và nhờ mọi người ở khu vực đó đi kiểm tra các tòa nhà đó. Nó thật tàn khốc."

Thổ Nhĩ Kỳ cũng là nơi có số người tị nạn lớn nhất thế giới, với hơn 4 triệu người Syria sống chủ yếu ở vùng bị ảnh hưởng bởi trận động đất.

Dr Monther Alhamdoosh là Thư ký Điều hành của Hiệp hội Người Syria gốc Úc tại Victoria.

Hai anh trai và cha mẹ của anh đang tị nạn ở Gaziantep, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, là tâm chấn của trận động đất.

Họ bị đánh thức khỏi giấc ngủ khi trận động đất bắt đầu.

Tòa nhà của họ rung chuyển. Cha tôi mô tả nó giống như ai đó đang giữ tòa nhà và lắc nó. Vì vậy họ phải vội vàng chạy đi. Thậm chí quên điện thoại, chìa khóa, cứ thế lao xuống đường.

Họ đã phải ngủ qua đêm trong ô tô của mình, ở nhiệt độ xuống 0 độ, vì không an toàn khi quay trở lại tòa nhà của họ.

Tại Syria, ước tính số người chết là hơn 1,400, trong khi số người bị thương được biết là khoảng 3,500 người.

Đó là một đòn giáng mạnh vào một đất nước đã bị tàn phá sau 11 năm nội chiến.

Tổ chức của Dr Alhamdoosh đã cung cấp viện trợ nhân đạo cho miền bắc Syria kể từ năm 2011.

Vợ chồng anh sống ở Aleppo, và anh nói rằng ở đó rất cần sự giúp đỡ.

"Thảm kịch quá lớn. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, cơ sở hạ tầng không tốt cho lắm. Còn ở miền bắc Syria, thì nó thực sự rất tệ. Ở phía bắc, hoàn toàn không có gì cả. Cơ sở hạ tầng trong các khu vực trại tị nạn - nó hoàn toàn không có sự trợ giúp nào. Và tôi nghĩ rằng bất kỳ nỗ lực nào cũng sẽ tạo ra sự khác biệt lớn. Bởi vì có rất nhiều người phải di tản. Họ đã phải di dời khỏi nhà của họ, đã mất nhà cửa và điều đó thực sự tồi tệ.”

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan [[RE-jep tah-YIP AIR-doh-ahn]] cho biết 45 quốc gia đã đề nghị giúp đỡ các nỗ lực tìm kiếm và cứu nạn ở nước này.

Các cơ quan viện trợ quốc tế cũng đang huy động, cung cấp hỗ trợ tại chỗ và quyên góp tiền từ xa.

Oxfam nằm trong số đó, và Quyền Giám đốc điều hành của tổ chức này tại Úc, Anthea Spinks, cho biết thực phẩm, nước và nơi trú ẩn là những nhu cầu cấp thiết nhất.

Các điều kiện rất khó khăn, nó xẩy ra giữa mùa đông. Trận động đất lớn gần đây nhất tấn công Thổ Nhĩ Kỳ là vào giữa mùa hè và việc xây dựng lại phải mất một thời gian khá lâu. Điều kiện thời tiết trong tình huống này còn tồi tệ hơn gấp 10 lần.

Chính phủ Úc cho đến nay đã cam kết hỗ trợ nhân đạo 10 triệu đô la.

Thủ tướng Anthony Albanese đã bày tỏ sự cảm thông và chia buồn sâu sắc nhất tới những người bị ảnh hưởng.

"Sự hỗ trợ của Úc sẽ tập trung vào những người có nhu cầu lớn nhất. Tôi cũng xin được nói rằng đối với những người Úc có gia đình ở khu vực này, đây sẽ là một thời điểm khó khăn. Tôi nghĩ tất cả những suy nghĩ và lời cầu nguyện trên thế giới đều đang hướng đến người dân ở khu vực này, những người đang vô cùng đau khổ lúc này.”

Trở lại Melbourne, Nilgin Kilic muốn người Úc nhớ đến người dân Thổ Nhĩ Kỳ và Syria trong tâm trí họ.

Tôi chỉ có thể nói vì chúng tôi không thể làm gì từ đây. Chỉ có thể nói lời cầu nguyện cho Thổ Nhĩ Kỳ và sự an toàn của mọi người. Thế thôi.

Những người muốn quyên góp để giúp đỡ người dân ở Syria và Thổ Nhĩ Kỳ sau trận động đất có thể quyên góp thông qua Úc đến Cao ủy nhân quyền liên hợp quốc (UNHCR).

Cơ quan tị nạn của Liên Hợp Quốc đã làm việc tại Syria để cung cấp nguồn cung cấp khẩn cấp.

Người Úc có thể quyên góp thông qua địa chỉ: unrefugees.org.au

Share