Chuyện Queensland: Tết Trung thu tại trường trung học Glenala

03 - Đoàn lân Luân Tự Lâm đang biểu diễn.jpg

Đoàn lân Luân Tự Lâm đang biểu diễn tại trường Genala

Trường trung học công lập Glenala ở gần khu trung tâm người Việt Inala, là một trong những trường trung học có sĩ số học sinh gốc Việt rất cao, nếu không muốn nói là cao nhất Brisbane.


Hôm nay chúng tôi đến trường Glenala nhằm đúng dịp trường có tổ chức kỷ niệm Tết Trung Thu năm Giáp Thìn. Trong khuôn viên của trường hiện giờ có rất đông học sinh đứng vây quanh để chờ đoàn lân LTL đến để giúp vui và sau đó là đến cuộc thi lồng đèn do chính các em làm và cô Mỹ Dung hân hạnh được làm một trong những giám khảo của cuộc thi lồng đèn này.

Ngoài buổi sinh hoạt mừng Tết Trung Thu, chúng tôi có cuộc chuyện trò với các thầy cô và các em học sinh của trường.

Hưng Việt: Kính chào tất cả các thầy cô cũng như các em học sinh và cô nhân viên liên lạc cộng đồng.

Mỹ Dung: Dạ xin chào tất cả các thầy cô và các em học sinh.

Hưng Việt: We are privileged to have the principal of Glenala State High School here too, Mrs Michelle Snell.

Welcome to our conversation. I wonder if you could elaborate more about the behaviour and the academic record of the Vietnamese students at Glenala.

(Translation: Chúng tôi rất hân hạnh được tiếp chuyện với bà hiệu trưởng của Trường Trung học Công lập Glenala hôm nay, bà Michelle Snell. Chào mừng đến với cuộc trò chuyện của chúng tôi. Tôi không biết bà có thể nói rõ hơn về hạnh kiểm và thành tích học vấn của học sinh Việt Nam tại Glenala.)

Michelle Snell: So I'll talk academically first. All of the students at Glenala have very high potential in terms of academics and we do have a lot of Vietnamese students that are very successful. The highest ATAR score last year was 97, which we think is outstanding. That was a Vietnamese student. We have our students here receive lots of scholarships, which is to get a UQ Young Achievers Scholarship, you have to be in the top 5% in Queensland.

And we had 10 students that got the scholarship worth $30,000 each. So that just is a snapshot apart from all the other physics, chemistry and other accolades that the students get, the Vietnamese students rank quite highly within that.

In terms of behaviour, I would say in the last 12 months the data shows me that the behaviour problems of all students at Glenala is very much reduced, something like 65% reduced incidents in the school and suspensions.

So we keep a high standard, I keep a high standard about what we have expectations for students but students are children. Students need to learn. And sometimes they don't come from a social environment that allows them to know how to behave. So we see it as our duty and responsibility to teach students how to behave.

And I can tell you that, I've been here for two years, and we have a big increase in the behaviour of students.
02 - Bà Hiệu trưởng Michelle Snell (áo dái trắng, đứng giữa) và các thầy cô.jpg
(Translation: Tôi sẽ nói về mặt học vấn trước.

Tất cả học sinh ở Glenala đều có tiềm năng rất cao về mặt học vấn và chúng tôi có rất nhiều học sinh Việt Nam rất thành công. Điểm ATAR cao nhất năm ngoái là 97 điểm mà chúng tôi cho là rất xuất sắc. Đó là một học sinh Việt Nam. Học sinh của chúng tôi ở đây nhận rất nhiều học bổng, dành cho những người thành đạt trẻ tuổi của trường UQ, phải nằm trong top 5% ở Queensland.

Và chúng tôi có 10 học sinh nhận được học bổng trị giá 30.000 đô la cho mỗi sinh viên. Vì vậy, đó chỉ là một phần nhỏ so với tất cả các giải thưởng vật lý, hóa học và các giải thưởng khác mà học sinh đạt được, thì học sinh Việt Nam xếp hạng khá cao trong đó.

Về mặt hạnh kiểm, tôi có thể nói rằng trong 12 tháng qua, dữ liệu cho thấy rằng vấn đề vi phạm hạnh kiểm của tất cả học sinh tại Glenala đã giảm đi rất nhiều, chẳng hạn như đã giảm đến 65% các vụ lộn xộn trong trường và số học sinh bị cấm túc.

Vì vậy, chúng tôi giữ tiêu chuẩn cao về những gì chúng tôi mong đợi ở học sinh nhưng học sinh chỉ là trẻ em. Học sinh cần phải học. Và đôi khi các em không đến từ môi trường xã hội cho phép các em biết cách cư xử. Vì vậy chúng tôi coi việc dạy học sinh cách cư xử là nhiệm vụ và trách nhiệm của mình.

Và tôi có thể nói với ông rằng, tôi đã ở đây được hai năm, và chúng tôi đã thấy được sự tiến bộ đáng kể trong hạnh kiểm của học sinh.)

Hưng Việt: Is it difficult to get the Vietnamese students to fit into the behavioural pattern of the school?

(Translation: Vậy cô có thấy khó khăn hơn không trong việc chỉ đạo, hướng dẫn các em để phù hợp với chuẩn mực ứng xử của nhà trường?)

Michelle Snell: Yeah I think schools reflect society and our young people are struggling in society at the moment. I think there's a lot of poverty and students are turning to crime as well as their families unfortunately and that's across the whole of Australia. And I think that it's about how do you make sure that you provide those supports for the students so that they can be the best that they can be. And you know, I think role models are really important. I think the Vietnamese community does that really well, provide positive role models for students. And I think by keeping your culture at the forefront of the area allows those students to have something to aspire to as well, which is really important.

(Translation: Vâng, tôi nghĩ trường học phản ảnh xã hội và những người trẻ tuổi của chúng ta hiện đang gặp khó khăn trong xã hội. Tôi nghĩ rằng có rất nhiều người nghèo đói và không may là học sinh cũng như gia đình họ đang trở thành tội phạm và điều đó xảy ra trên toàn nước Úc. Và tôi nghĩ đó là vấn đề làm thế nào để bạn bảo đảm rằng bạn cung cấp những hỗ trợ đó cho học sinh để chúng có thể đạt được thành tích tốt nhất có thể. Và ông biết đấy, tôi nghĩ những hình mẫu thực sự quan trọng. Tôi nghĩ cộng đồng người Việt làm điều đó rất tốt, đưa ra những tấm gương tích cực cho học sinh. Và bằng cách đặt nền văn hóa của bạn lên hàng đầu trong vùng này sẽ cho phép những học sinh đó có điều gì đó để noi theo, điều này thực sự quan trọng.)


Hưng Việt: Kính thưa quý thính giả trong buổi nói chuyện ngày hôm nay chúng tôi rất lấy làm hân hạnh được gặp không phải một mà tới năm thầy cô tất cả ở trong phòng họp này.

Hưng Việt: Thưa cô Cẩm Trinh trước hết xin cô cho biết là cô tốt nghiệp về ngành sư phạm ở Việt Nam hay là ở Úc này?

Cẩm Trinh: Dạ em xin chào anh Hưng Việt, chị Mỹ Dung và thính giả Đài SBS. Em là cô giáo Huỳnh Cẩm Trinh.

Dạ xin thưa, em tốt nghiệp đại học ở Việt Nam. Nhưng em theo đuổi ngành giáo dục và phát triển chuyên môn của mình tại Úc. Hiện tại em cũng đang theo học trường đại học Queensland để mà lấy luôn cái bằng thạc sĩ tư vấn tâm lý. Em muốn tay nghề của mình cao hơn và hỗ trợ các em trong cái hành trình học tập cũng như là các định hướng nghề nghiệp tương lai và các vấn đề cá nhân của các em.

Hưng Việt: Qua kinh nghiệm với lại học sinh ở Việt Nam rồi qua đây đi dạy, cô thấy cái môi trường với lại cái khuynh hướng học tập của hai giới học sinh nó có khác gì nhau nhiều không?

Cẩm Trinh: Dạ theo em thì chắc chắn là có sự khác biệt. Trình độ của các em học sinh ở đây thì cũng khác so với lại trình độ của các em ở bên Việt Nam. Bên Việt Nam thì ngôn ngữ chính của các em là tiếng Việt. Nhưng mà học sinh bên đây thì ngôn ngữ của các em có thể là vừa tiếng Việt, vừa tiếng Anh, hay tất cả đều là tiếng Anh.
01 - (tứ trái) Thầy Lee Anh Kiệt Võ, em An Lê. Cô Christine Phùng, Thầy Tân Nguyễn, Cô Hà Phạm, Cô Cẩm Trinh, em Bảo Khanh.jpg
(Từ trái) Thầy Lee Anh Kiệt Võ, em An Lê. Cô Christine Phùng, Thầy Tân Nguyễn, Cô Hà Phạm, Cô Cẩm Trinh, em Bảo Khanh
Hưng Việt: Về vấn đề kỷ luật thì sao?

Christine Phùng: Em xin chào anh Việt và chị Mỹ Dung và đài SBS. Em tên là Christine Phùng. Em là nhân viên liên lạc cộng đồng của trường Glenala.

Dạ nói chung thì các em học sinh người Việt của trường Glenala rất hiền và ngoan. Các em lễ phép chào thầy cô và tuân thủ theo những cái nội quy của trường, các em cũng hòa nhập, đặc biệt là giờ ra chơi thì các em chơi những trò chơi của người Việt, cho các em có những giải trí lành mạnh thay vì các em đi xung quanh trường làm những việc không cần thiết. Mình phải cho các em nhiều trò chơi để giúp các em thoải mái vui chơi để mà học tập, dạ.

Hưng Việt: Như vậy thì các em ở trường này học tiếng Việt như là một second language?

Cẩm Trinh: Dạ, thay vì những trường khác thì họ sẽ dạy những ngôn ngữ khác là Germany tiếng Đức, hay là Japanese, hay là Chinese, Mandarin, còn mình ở đây thì mình dạy Vietnamese.

Em thấy đây là cơ hội tốt để cho phụ huynh đưa các em học sinh tới đây để mà học tiếng Việt, học văn hóa của mình. Rồi cũng có được nhiều giáo viên chuyên nghiệp ở đây, giáo viên có kinh nghiệm.

Mỹ Dung: Rồi có nhiều học sinh học môn tiếng Việt không chị?

Cẩm Trinh: Dạ có chị, thì mình sẽ dạy từ lớp 7 cho tới lớp 12 cho nên sẽ có học sinh học và cũng sẽ có sự kết hợp của nhiều học sinh có thể là từ Việt Nam hay là học sinh của tất cả các sắc tộc khác nhau.

Mỹ Dung: Vậy ngoài tiếng Việt ra, ở trường còn dạy những tiếng nào nữa không chị?

Hà Phạm: Dạ, em xin kính chào anh Việt, chị Mỹ Dung cũng như là các thính giả đang nghe Đài SBS. Em tên là Hà Phạm.

Dạ, ở trường Glenala thì cái ngoại ngữ thứ hai là chỉ có dạy duy nhất một môn là môn tiếng Việt. Bởi vì chị biết là trường Glenala ở khu vực mà có tỷ lệ đông cộng đồng người Việt sinh sống, nên trường quyết định chọn cái môn tiếng Việt là cái môn ngoại ngữ thứ hai cho trường.

Môn tiếng Việt là một trong những môn gọi là ATAR subjects. Những em năm lớp 11, lớp 12 nếu mà chọn môn tiếng Việt là một trong sáu môn để tính điểm ATAR thì môn tiếng Việt cũng là một trong những cái môn mà có scaling rất là tốt. Nên các em học sinh mà có khả năng tiếng Việt giỏi thì cũng nên xem xét cái môn này thì cũng sẽ giúp cho điểm ATAR của các em đạt được điểm cao.

Hưng Việt: Như vậy cái lớp tiếng Việt cô dạy đó là có đông học sinh không?

Cẩm Trinh: Dạ cũng tùy theo. Lớp 7 thì em sẽ có 20 em, còn lớp 8 thì cũng vậy. Còn lớp 9 thì em có 15 em. Tới lớp 10 số học sinh ít lại tại lúc đó em phải tuyển lại cho nên là sẽ có 7 em. Rồi 11, 12 thì sẽ có thêm một giáo viên nữa dạy là giáo viên chính ở đây, là chị Ngân Nguyễn, thì chị sẽ dạy lớp 11, 12 thì em nghĩ khoảng 10 học sinh mỗi lớp.

Cái khó của tụi em ở đây là trong lớp học của em thì nó sẽ kết hợp nhiều văn hóa khác nhau, có những em thì sanh đẻ ở đây, hay là có những em từ văn hóa khác thì thực sự các em trình độ chưa có. Còn nếu các em tới đây hay là các em đầu tư vô việc học tiếng Việt một thời gian dài, thì trình độ của các em rất là cao thì những cái đó thì em cũng sắp xếp uyển chuyển chút xíu để các em có những cái bài cho các em nó không chán. Các em phải viết luận văn, hay là các em phải đọc sách báo chung nguyên nhóm với nhau để mà thảo luận hay là debate đó anh.

Hưng Việt: Như vậy trong lớp tiếng Việt đó các em học những cái gì?

Cẩm Trinh: Có những chủ đề để mình dạy trong sách giáo khoa, thí dụ như về Gia đình, đất nước, văn hóa hay là nghề nghiệp.

Những lớp nhỏ, thì em dạy đơn giản hơn để mấy em có thể đàm thoại hằng ngày với nhau, em sẽ dạy về chủ đề là số, màu, hay là giao tiếp với bạn bè cùng trang lứa hay gia đình.

Hưng Việt: Những bài dạy đó cô soạn từ ở đâu?

Cẩm Trinh: Em kết hợp tài liệu của chương trình nước Úc mình với lại những sách vở mà được công nhận của bộ mình ở đây rồi em cũng có làm việc với các trường Việt ngữ của mình ở đây, em cũng từng làm cô giáo dạy cho trường Việt ngữ Trưng Vương ở Darra thì em cũng có liên lạc, cũng có giao tiếp với thầy cô ở đó, hơn nữa em cũng có từng gửi con của em tới các trường Việt ngữ đó thì những cuốn sách của con em nó học, cộng thêm tài liệu trên internet của tiểu bang Brisbane của mình cộng luôn với những tiểu bang khác nữa, rồi thêm mấy bài báo, em cũng thích cho mấy em làm mấy cái bài luận văn tùy theo trình độ của mỗi em.
04 - Đội múa quạt trường Glenala.jpg
Đội múa quạt trường Glenala
Mỹ Dung: Qua mấy năm kinh nghiệm đi dạy thì mấy thầy cô có những cái kỷ niệm nào với mấy em học trò của mình không?

: Dạ em xin chào mọi người. Tên của em là Lee Anh Kiệt Võ. Em là thầy giáo ở Glenala State High School, bây giờ em đang dạy tiếng Anh.

A highlight for me would be each time I go into class, I've got a really good lesson planned out, and to see students initially confused, but then at the very end, their light bulbs start going off, and you just see the eyes widen, they seem a lot more happier when they exit the class, and they start to grasp concepts that initially might be very, very foreign to them, especially if they're at a significantly lower level. That's the highlight, that's the whole point of teaching,

It is to see them flourish, especially towards the end of the lesson. Sometimes they don't all flourish and get there, and that's when you need to go back and reiterate and look at what you've done. But that would be the highlight of I'd assume many teachers' experience of teaching.

(Translations: Điểm nổi bật đối với tôi là mỗi lần bước vào lớp, tôi đã chuẩn bị giáo án thật là kỹ và thấy các em học sinh lúc thoạt đầu còn bối rối, nhưng đến cuối giờ, các em như “ngộ” ra và rồi các em mở to mắt, có vẻ thích thú hơn rất nhiều khi rời khỏi lớp học, và chúng đã bắt đầu nắm bắt những khái niệm mà ban đầu có thể rất xa lạ với chúng, đặc biệt nếu các em ở trình độ thật sự thấp hơn. Điểm nổi bật đó là tất cả mục tiêu của việc giảng dạy.

Để thấy các em tiến bộ nhanh chóng, đặc biệt là ở cuối bài. Đôi khi chúng không tiến bộ và đạt đến mức đó, đó là lúc bạn cần nhìn lại và nhắc lại những gì mình đã làm. Đó sẽ là điểm chính yếu mà tôi mong muốn được các giáo viên khác nhìn nhận.)

Tân Nguyễn: Xin chào mọi người, tôi là Tân Nguyễn. Dạy giờ năm năm ở Glenala rồi, trước dạy hai năm bên Nhật, hơi lạ lạ á, vì trước học ở Glenala lúc trẻ thì quay lại dạy hơi lạ.

Mỹ Dung: Lạ sao hả em?

Tân Nguyễn: Vẫn có nhiều cô giáo mà dạy em lại nhìn mặt thấy… mà giờ thay kiểu người dạy, thì giờ xem thấy mấy đứa mà thường hông ngoan hay bố láo hay lung tung kiểu thế. Bắt đầu thay kiểu, à thầy này hơi lạ, thầy này hơi buồn cười xong nó thích thầy hơn, xong nó bắt đầu muốn học, thì thấy tốt hơn rồi.

Hưng Việt: Thưa quý thính giả, chúng tôi có các em học sinh ở đây thì xin chào em Bảo Khanh và em An Lê.

Bảo Khanh: Dạ con chào thầy Hưng Việt và cô Mỹ Dung và các thính giả Đài SBS. Con tên là Bảo Khanh, em vào học ở đây được hai năm rồi ạ và bây giờ em đang học lớp 10.

Hưng Việt: Em nói tiếng Việt rất là sỏi thì em có thể cho biết là em sinh trưởng ở Việt Nam hay là em sinh ở Úc, còn nếu ở Việt Nam thì em sang Úc từ năm nào?

Bảo Khanh: Dạ, em sinh trưởng ở Việt Nam và em sang Úc đầu 2020.

Hưng Việt: Ok ở nhà đó với cha mẹ và anh em trong gia đình đó thì em vẫn nói tiếng Việt hay là em bắt đầu em dùng tiếng Anh rồi.

Bảo Khanh: Dạ em vẫn duy trì tiếng Việt cả tiếng Anh. Với ba thì thường là em nói tiếng Trung Quốc và tiếng Anh. Còn với mẹ thì em sẽ thường nói bằng tiếng Việt.

Mỹ Dung: Em có anh chị em gì không?

Bảo Khanh: Dạ em có một người em trai nhỏ năm nay 10 tuổi. Em nói tiếng Việt với nó để dạy nó tiếng Việt luôn.

Hưng Việt: Như vậy em chọn cái môn option là tiếng Việt đó thì lý do chánh để em chọn môn đó là gì?

Bảo Khanh: Dạ, tại vì khi mà qua bên đây rồi thì ngôn ngữ em thường dùng sẽ là tiếng Anh. Nên em muốn học thêm tiếng Việt để có thể trau dồi cái kỹ năng nói tiếng Việt của em. Và em mong là em sẽ không quên đi cái ngôn ngữ chính của em.

Hưng Việt: Khi mà em học tiếng Việt ở trường Glenala này đó, thì các thầy cô dạy em về cái gì? Về lịch sử hay về văn hóa hay là phong tục, tập quán này kia?

Bảo Khanh: Dạ, thường sẽ dạy em về phong tục tập quán của Việt Nam và thỉnh thoảng sẽ nói về khu du lịch ở Việt Nam. Dạy bọn em về lịch sử văn hóa.

Hưng Việt: Nếu nói về phong tục tập quán với văn hóa đó thì em thích nhất về cái đề tài gì?

Bảo Khanh: Dạ em thích những ngày lễ hội văn hóa ở Việt Nam. Thường ở Việt Nam mình có Tết, Trung Thu hay là mấy cái ngày riêng cho Việt Nam thì em rất là thích mấy cái ngày đó, thường thì người Việt Nam sẽ mặc áo dài, tổ chức, chơi đùa với nhau.

Hưng Việt: Cái lợi thế của một em học sinh mà học trung học mà học tiếng Việt thì sau này học xong tốt nghiệp đại học rồi đó dễ tìm việc làm với những cái business người Việt hơn, em có nhận thấy như vậy không? Đó có phải là mục đích mà em học tiếng Việt hay không?

Bảo Khanh: Dạ em muốn trau dồi cả hai ngôn ngữ, vì nó sẽ giúp cho em sau này khi mà tìm công việc nó sẽ dễ dàng hơn. Khi mà mình biết được hai ngôn ngữ thì mình có thể giúp cho cộng đồng người Việt.

Hưng Việt: Như vậy đó, em có muốn gửi đến bạn học sinh người Việt mà đang đi học ở nước Úc này nè, thông điệp gì về cái vấn đề học tiếng Việt hay không?

Bảo Khanh: Dạ em mong rằng các bạn sẽ tiếp tục học tiếng Việt tại vì nếu mà mình có thể trau dồi được cả hai ngôn ngữ thì nó sẽ rất dễ sau này mình có thể tìm được một cái công việc ổn định và em cũng rất là mong các bạn có thể giữ được cái ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.

Hưng Việt: Hồi nãy giờ trong phòng này có một người tham dự mà rất là im lặng đó là em An Lê. Bây giờ mời em nói một, hai tiếng nha. Em có học lớp dạy tiếng Việt ở trường này hay không?

An Lê: Dạ, em tên là An Lê. Dạ, em học lớp 10 và em có học lớp tiếng Việt luôn.

Hưng Việt: Cô dạy khó không?

An Lê: Dạ em thấy cũng bình thường?

Hưng Việt: Cô cho em điểm lớn hả?

An Lê: Dạ.

Hưng Việt: Kính thưa quý thính giả, sở dĩ chúng ta có được buổi nói chuyện ngày hôm nay là do sự sắp xếp của cô Christine Phùng là nhân viên liên lạc cộng đồng của trường Glenala.

Thưa cô Christine, vai trò liên lạc của cô là chỉ giữa học sinh và thầy giáo, cô giáo người Việt với lại cộng đồng người Việt hay là với lại các cộng đồng khác nữa.

Christine Phùng: Dạ vai trò của em ở trường là hỗ trợ phụ huynh với lại nhân viên, thầy cô giáo ở trường đồng thời cũng có liên hệ với các cộng đồng khác.
05 - Ban giám khảo cuộc thi làm lồng đèn (tứ trái) Cô Mỹ Dung - Bà Hiệu trưởng Michelle Snell - Cô Christine Phùng.jpg
Ban giám khảo cuộc thi làm lồng đèn (tứ trái) Cô Mỹ Dung - Bà Hiệu trưởng Michelle Snell - Cô Christine Phùng
Hưng Việt: Như vậy theo cô thì điều kiện nào là thiết yếu nhất để mà thành công trong vai trò của một nhân viên liên lạc cộng đồng.

Christine Phùng: Theo em thì kỹ năng giao tiếp rất là quan trọng, phải truyền đạt được những thông tin mà trường nêu ra để cho phụ huynh hiểu rõ.

Cái quan trọng khác nữa là có tinh thần đoàn kết với lại làm việc trong nhóm, mình phải làm việc với nhân viên văn phòng trường với những cái cơ sở khác ở xung quanh.

Cụ thể là phụ huynh xin ghi danh cho các em học ở đây thì em sẽ dịch để giải thích, rồi những buổi sinh hoạt giữa giáo viên và phụ huynh họp để coi kết quả học tập của các em thì em cũng hỗ trợ trong cái việc đó. Hôm kỳ tụi em có một chương trình là chọn môn cho các em lớp 10 để định hướng cho lớp 11, lớp 12 các em sẽ chọn môn gì và cái tương lai các em sẽ học ngành gì thì em cũng tham gia cái chương trình đó luôn.

Hưng Việt: Cô có kinh nghiệm hoặc đã có được đào tạo về ngành giáo dục hay không?

Christine Phùng: Dạ, trước khi em làm cái vai trò này, em có làm giáo viên phụ cho trường tiểu học St Mark’s Inala, giúp những em mới tới Úc, văn hóa bở ngỡ với ngôn ngữ khác biệt thì em giúp những các em đó hòa nhập được với các bạn xung quanh với lại hiểu được hướng dẫn của các cô giáo.

Hưng Việt: Như vậy lý do nào theo thầy cô thì phụ huynh nên gửi con em tới học ở trường Glenala State High này?

Christine Phùng: Theo em vì trường Glenala có môn tiếng Việt từ lớp 7 cho tớp 12. Tất cả mọi phụ huynh người Việt của mình đều muốn con em mình tiếp tục học tiếng Việt các em có thể chọn môn đó để mà thi lên đại học.

Điều thứ hai là trường có cái Trade Skills Center dành cho các em học nghề sẽ có người ở trường TAFE tới dạy cho các em một ngày trong một tuần hoặc là các em có thể đi ra ngoài trường TAFE để học một ngày.

Còn một cái khác là trường có e-stream program, chương trình dành cho các em học sinh giỏi, học về khoa học, toán học, và nghệ thuật, thể thao.

Cẩm Trinh: Dạ, em cũng xin bổ sung thêm một chút nữa. Trường Glenala rất là thích hợp cho các em học tay nghề tập trung vào tương lai của các em để các em tìm việc làm hỗ trợ cho bản thân các em, hay là cho gia đình của mình trong tương lai, các em cứ học nghề đi, rồi họ cấp bằng cho các em luôn, mấy cái Cert 2,3,4 cho các em làm bàn đạp để các em vô trong mấy cái trung tâm dạy nghề các em học để mấy em lấy diploma hay là muốn học tiếp nữa lên đại học thì các em có thể lấy cái diploma đó, các em vô đại học. Có rất là nhiều trường đại học xung quanh liên kết với trường học Glenala.

Hưng Việt: Thay mặt cho cô Mỹ Dung với thính giả đài SBS chúng tôi thành thật cảm ơn các thầy cô đã dành thời giờ cho cuộc nói chuyện quý báu ngày hôm nay.

Cẩm Trinh: Dạ, em xin đại diện cho trường học Glenala cảm ơn thời gian của anh Hưng Việt cũng như là chị Mỹ Dung Và em cũng xin cảm ơn các thính giả đã lắng nghe.

Christine Phùng: Em Christine Phùng thì em cũng đại diện cho trường để mà cảm ơn anh Việt và chị Dung. Nhân đây em cũng xin mời tất cả cộng đồng người Việt mình nếu mà có thời gian có thể tham gia cái buổi tham quan trường vào học kỳ 4 sắp tới 16/10 vào khoảng 3 giờ rưỡi chiều.

Mỹ Dung: Dạ cảm ơn tất cả các thầy cô và các em học sinh.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Đồng hành cùng chúng tôi tại và cập nhật tin tức ở 
Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ hay 

Share