Nhìn lại 51 chương trình vừa qua, chúng tôi đã cố gắng gởi đến quý thính giả một bức tranh tổng thể về những sinh hoạt trong cộng đồng ở tiểu bang nắng ấm này.
Mỗi bài đều mang một sắc thái khác nhau mà chúng tôi hy vọng đã mang lại những tin tức lý thú và hữu ích đến quý thính giả.
Trong loạt bài về đoàn thể, trước tiên phải nói đến các tôn giáo Công giáo, Phật giáo, Hòa Hảo, Tin Lành hay thậm chí cả Pháp luân công với những đóng góp không hề nhỏ cho xã hội.
Cùng chung một sở thích nên tìm đến nhau như Quần vợt, Túc cầu, Bóng chuyền, Bonsai, Đua thuyền rồng. Hoặc tương trợ nhau như Hội tương tế, Cựu Sinh viên Đại học Khoa Học. Và cuối cùng là những thiện nguyện viên ở nhóm Line dancing, Vovinam, Thiền đường Vi diệu pháp và các Trường Việt ngữ.

Võ đường Vovinam của võ sư Tâm Lê
Tâm Lê: Tụi em rất chú trọng võ đạo – thứ nhất là khi các em thi lên đai, nói chung ở đây hay trên toàn thế giới, thì mức điểm để chấm là 50 – 50. Có nghĩa anh có giỏi võ cỡ nào, nếu rớt võ đạo thì anh vẫn rớt. Ngoài võ đạo, thì tụi em căn cứ vào 10 Điều tâm niệm của môn phái, thì thật ra 10 điều tâm niệm là cách sống của con người đối với xã hội thôi.
Tất cả huấn luyện viên tụi em ở đây đều làm thiện nguyện hết, không ai có lương bổng, có khi còn bỏ tiền túi ra để tổ chức.
Bây giờ đến những cá nhân. Đầu tiên hết là phải kể đến Tết đoàn viên với gia đình chị Nhàn, anh Minh Hoàng cùng một số doanh nghiệp News Agency, tiệm vàng Bảo bảo, cùng các anh chị em khác.
Kế đó là phải nói đến hai anh “khai phá” môn thể thao mới là lawn bowling được giải thưởng là anh Huỳnh Ngọc Quới và Phan Lý Phượng.
Rồi lại còn chị Diễm Hoa lan, cô Phi Hoa cúc, chị Thy Trần hoa tươi và chị Vân hoa đất sét nữa.

Đại gia đình bác Tư Định
Bác gái: Tui nói thiệt với anh chứ không có cái gì bằng nhịn nhục. Vợ chồng mình sống với nhau nếu mình thương con, mình muốn tương lai cho con cháu mình nhịn nhục - cái đó là trên hết. Coi như không có chuyện gì xảy ra
Hưng Việt: Cháu cũng hoàn toàn đồng ý, nếu muốn sống bên nhau đã thương yêu nhau thì những chuyện đó cũng không nên để ý tới.
Bác gái: Bây giờ hai vợ chồng mình cãi lộn mà con cái nó nghe được thì nó buồn rồi thì mình cãi để làm gì, có sung sướng gì đâu. Mình nhịn để con mình nó vui vẻ.
Hưng Việt: Bác có đồng ý chuyện đó không ạ.
Bác trai: Đồng ý. Khi nào mà hai vợ chồng có chuyện gì thì lên phòng ăn cơm đóng cửa nói chuyện với nhau chứ không có cho con cái biết, sợ nó biết nó buồn.
Hưng Việt: Rồi có khi nào bác giận bác gái tới nỗi mà bác không muốn nói chuyện trong mấy ngày trời liền không bác?
Bác trai: không. Chỉ chừng hai ba tiếng ... (cười). Nếu mà bà la thì bỏ đi chớ. Đi ra ngoài đường rồi về xin lỗi.
Hưng Việt: Ai là người làm hòa trước - bác hay là bác gái
Bác trai: Mình biết lỗi. Nếu mà giận thì mình đi lượm rác chừng nửa tiếng tui đi xin lỗi bà.
Hưng Việt: Như vầy thì mới êm ấm thuận hòa
Bác gái: Nói thiệt anh chớ nhịn nhục chừng nào thì con cái mình hạnh phúc chừng đó. Nếu mà mình lục đục thì con cái mình noi gương của mình. Mình phải nghĩ cho con mình nữa.
Thật ngưỡng mộ hai bác. Và bài nhạc nền Duyên quê cũng hợp với hai bác quá.
Nói tới lựa nhạc cũng phải nói là tổ cũng đãi rất nhiều, cho nên hai bài nhạc trong bài Taichi của cô Hanh Chi và bài trọng tài Liêm Võ cũng khá là hợp với chủ đề.
Bài nhạc dùng trong Taichi là bài Kung fu song hay dùng trong Taichi để biểu diễn, còn bài nhạc trong bài trọng tài Liêm Võ là bài ‘To be number one” là bài World cup 90’.
Hưng Việt thì thích bài 70 năm đám cưới, còn Mỹ Dung thì thích bài nào nhất?
Mỹ Dung thì thích văn chương chữ nghĩa chắc là thích bài Thơ Mực trắng hay em Vy Nguyễn gây quỹ ở Forest Lake.
Thơ Mực trắng thì cảm động khỏi nói rồi, còn hôm phỏng vấn em Vy Nguyễn, Mỹ Dung bị bệnh. Bài mà Mỹ Dung thật sự xúc động đó là bài em Nhơn Huỳnh. Thật cảm phục em. Em đã vượt qua số phận để trở thành một tư vấn viên.

Nhơn Huỳnh và gia đình
Hưng Việt: Em Nhơn, em có những ước nguyện, những cái aspirations gì cho cuộc đời, cuộc sống của em không?
Nhơn Huỳnh: Đối với con, con muốn sống một cuộc sống vui vẻ và ý nghĩa, cho mọi người thấy rằng mình sống cuộc sống có khuyết tật đi nữa thì cũng có thể có được hạnh phúc và Nhơn muốn mọi người biết đến câu chuyện đặng Nhơn có thể chia sẻ niềm vui cho mọi người có hy vọng trong cuộc sống.
Mỹ Dung: Tất cả mọi việc đó muốn đạt được cũng phải cần một nghị lực phi thường lắm mới có thể luôn có được niềm hy vọng trong cuộc sống như em. Thật là đáng khâm phục.
Hưng Việt: Tôi đồng ý với cô Mỹ Dung.
Nhơn Huỳnh: Dạ cám ơn. Cám ơn bác Việt và cô Mỹ Dung.
Hưng Việt: Vậy cuối cùng em còn có điều chi em muốn chia sẻ muốn nói thêm với thính giả không em?
Nhơn Huỳnh: Cái điều mà Nhơn muốn nói là nếu bạn là một người có khuyết tật, hay là biết một người có khuyết tật, hay là phụ huynh của một người khuyết tật thì đừng mặc cảm về điều đó, và hãy chấp nhận, mà thậm chí tự hào về khác biệt đó và hiểu rằng tuy không có thể sống cuộc sống giống người ta nhưng mình có thể sống một cuộc sống giống người ta theo cách của mình và đừng bao giờ coi thường bản thân mình. Quan trọng nhất là đừng bao giờ bỏ cuộc.
“Having a disability does not stop you from living your life to the fullest.”
“Khuyết tật không thể nào ngăn bạn sống thật trọn vẹn cuộc đời mình.”
Đó chính là lời nhắn gửi của em Nhơn Huỳnh đến chúng ta.
Mà nói đến chuyên môn thì chúng ta cũng không quên anh Tân Phạm trong bài về kỹ sư kết cấu, anh Bình Nguyễn trong bài visa Nông nghiệp, anh Tony Trần trong bài về Real estate và Bác sĩ Hồ Tuấn về Bulk Billing đã cung cấp nhưng thông tin vô cùng quý giá đến quý thính giả chúng ta.
Còn có các dịch vụ chăm sóc sức khỏe Homecaring, rồi ECCQ với anh Tâm Đỗ nữa.

Felicity Lê
Trước nhứt là em Felicity Lê theo ngành tình báo …
Felicity: I would say that, If you're a student wanting to be more involved in Intelligence, my advice for you is to reach out and start networking. A big part of intelligence is the community and being able to share knowledge and skills with other intelligence professionals…
Nếu bạn là một sinh viên muốn theo ngành Intelligence, lời khuyên của tôi là hãy bước ra và bắt đầu kết nối. Một phần lớn của tình báo là cộng đồng cũng như có thể chia sẻ kiến thức cùng kỹ năng với những người hành nghề tình báo khác, đó là phần lớn trong nghề nghiệp của bạn. Thấy được cách người ta sử dụng kỹ năng trong công việc có lẽ là điều mà tôi ưa thích nhất trong lĩnh vực này. Tất cả chúng ta có thể đồng hành cùng nhau, chia sẻ và xây đắp kiến thức và truyền nó lại cho thế hệ sau.
Tiếp theo là em Brendan Nguyễn về chuyện gia nhập quân đội Úc.
Brendan: Cái đó probably là cái main reason con join as well, tại vì con grateful là con có opportunity sanh trong Úc – cái nước peaceful với multicultural thì con muốn give back in a way of servicing the country.
Anyone considering, try your best and think about why you are joining and why it is important for you. Is it that service?

Brendan Nguyễn
Bên cạnh đó cũng không thiếu những vui buồn trong nghề như chị Kim Huyền trong bài dịch vụ tang lễ, hay anh Thành Trịnh trong bài Nhiếp Ảnh, anh Văn Thành Tài trong bài Giặt ủi nữa đó anh Việt.
Nhắc đến các dịch vụ, thì cũng không thể không nhắc đến hai thương nghiệp rất nổi tiếng ở Brisbane này là anh Phạm Thiên Phú trong SS Tuần báo hay là chị Lyn Tuyết Nguyễn trong bài Fresh Nails and Beauty Supply.
Bây giờ chúng ta thử nghe lại hai bạn trẻ trong ngành kinh doanh ăn uống là Maggie Nhã Ca trong cà phê Ô Mai ...

Nhã Ca Credit: JEREMY HOK
Và anh Lương Tấn Lộc chủ quán Góc Việt tâm sự...
Tấn Lộc: Dạ thưa chị để mà chọn cái ngành nghề thì tất nhiên là em phải rất là tâm đắc. Thường thường người ta nói là công việc mà mình làm nó chỉ là một cái job bình thường thôi nhưng mà khi mình đã làm tới những cái bước này …nó coi như là cái career của mình rồi, nó là cả một hành trình dài. Em chọn cái này ngoài việc mình kinh doanh mình có income, những cái điều đó rất là nhỏ thôi, nhưng mà một cái điều mà em tâm đắc em muốn làm nhứt có nghĩa là một ngày nào đó mình sẽ nâng tầm cái ẩm thực Việt Nam của mình lên bằng hoặc hơn ẩm thực của những nước khác nữa. Đó là cái điều em rất là trăn trở.

Lương Tấn Lộc
Và kinh doanh để làm từ thiện như chị Liên Smith trong Westside Charity thì quả là điều đáng quý.
Để kết thúc, chúng ta hãy cùng nhau lắng nghe anh Lê Tiến Anh Sơn qua bài hệ thống tưới nước tự động và hai nông gia là Anh Nguyễn Kim Tuyến và chị Nguyễn Thị Hương qua trích đoạn sau đây nha quý vị.

Lê Tiến Linh Sơn
Có nhiều hãng lớn cũng có máy hơi giống máy của em, function cũng hơi y chang như vậy. Máy em thì nó cũng work như của mấy công ty khác, không khác gì nhiều. Mấy hãng lớn làm software thì cho nhiều function trong những software đó. Còn máy của em thì customize cho khách, khách cần gì thì mình program thôi. Đỡ tốn tiền cho khách.
Tuyến Nguyễn: Ở trong một ngày, nếu không có cái máy của anh Linh thì em cứ phải chạy từng section mở khóa manually. Thì coi như có thể mất tới tiếng rưỡi đến hai tiếng ở trong một ngày của em. Bây giờ có máy của anh Linh thì nó tự động vô nước thì thời gian một tiếng rưỡi đến hai tiếng em có thể phụ giúp bà xã em cuốn dưa, hái dưa hay thòng dây, đại khái v.v…
Mỹ Dung: Em chỉ tò mò muốn biết đó là khi anh chị làm cái nghề này thì điều gì làm cho anh chị thấy thích thú nhứt và cái gì mà anh chị thấy khó khăn nhứt?
Hương Nguyễn: Cái thích thú nhất của em là mình tự do, thứ hai là khi mình trồng trọt xuống mà mình nhìn những cái cây nảy mầm, nó lên từng cái lá nhỏ cho tới nó leo leo hàng ngày mình ra mình nhìn, mình thấy bông nó tươi tốt, nó sẽ ra một đùm trái cho mình. Rồi khi mình thu hoạch xong, nhất là những cái lúc mà giá nó cao. Người này trả giá này, người kia trả tăng thêm mấy đồng, người nọ trả tăng thêm mấy đồng, rồi bắt đầu cứ giống như đấu giá vậy vui lắm. Nhưng mà nhất là mình nhìn những cái cây do tay mình trồng trọt ra mà nó tươi tốt, là không có cái gì bằng cái cảm giác mừng như lúc đó.

Anh Tuyến, chị Hương
Cuối cùng, nếu quý vị có những ý kiến đóng góp hay quý hội đoàn, đoàn thể, cá nhân ở Queensland có những tin tức muốn chia sẻ với đồng hương trong chương trình phát thanh này, xin vui lòng liên lạc với chúng tôi qua địa chỉ email .
Chân thành cám ơn quý vị rất nhiều.
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung