Cuộc biểu tình này diễn ra bên ngoài một nhà máy sản xuất iPhone ở Trịnh Châu, ở miền trung Trung Quốc chỉ là một trong số các cuộc biểu tình đã bùng lên khi số lượng và mức độ nghiêm trọng của các đợt bùng phát COVID-19 gia tăng trên toàn quốc.
Việc này khiến chính quyền ở các khu vực bao gồm thủ đô Bắc Kinh đã phải đóng cửa các khu dân cư và áp đặt các hạn chế khác mà người dân cho rằng vượt quá những gì chính phủ quốc gia cho phép.
Căng thẳng đã gia tăng đối với những nỗ lực của Trung Quốc nhằm chống lại sự gia tăng mới của các ca nhiễm bằng cách đưa ra các quy định hạn chế ngày càng khó khăn hơn.
Hu Xiang, Thanh tra viên tại Khoa Truyền nhiễm, Cục Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Quốc gia Trung Quốc, đã công bố số liệu mới.
"Số ca nhiễm mới tiếp tục tăng. Kể từ tháng 11, 1,253,000 ca nhiễm đã được báo cáo trên toàn quốc. Trong tuần qua, trung bình mỗi ngày có 22.200 ca được báo cáo, gấp đôi so với tuần trước."
Số lượng các ca nhiễm vẫn đang tăng lên, nhưng các nhà khoa học châu Âu đang đặt câu hỏi về tham vọng nỗ lực "không COVID" của Trung Quốc - nghĩa là không cho phép thêm bất kỳ trường hợp nhiễm vi rút nào.
Giáo sư Annelies Wilder-Smith, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm tại Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh Luân Đôn cho biết chính phủ Trung Quốc nhận ra rằng cần phải cân bằng giữa các hạn chế và quyền tự do, nhưng có quá nhiều người già và những người dễ bị tổn thương chưa được tiêm vắc-xin.
"Bạn biết đấy, có một sự đánh đổi và chính phủ cần quyết định ở giai đoạn nào, khi nào chúng ta có đủ số lượng người tiêm vắc-xin được bảo vệ? Khi nào chúng ta nghĩ rằng chúng ta biết mình thực sự có thể bảo vệ những người dễ bị tổn thương và sau đó cho phép vi-rút lưu hành? Tôi nghĩ không có lựa chọn nào khác. Bạn phải cho phép vi-rút này lưu hành. Bạn phải xây dựng một số khả năng miễn dịch tự nhiên trong khi bảo vệ những người dễ bị tổn thương và điều đó chỉ có thể được thực hiện với tỷ lệ bao phủ tiêm vắc-xin rất cao."
Bà nói rằng việc đóng cửa lặp đi lặp lại có nghĩa là dân số nói chung đã không xây dựng được mức độ miễn dịch có thể có ở các quốc gia khác.
Và Giáo sư Wilder-Smith cho biết thêm chính sách "không COVID" đang được thực hiện gây tổn hại đến sức khỏe tinh thần và phúc lợi của mọi người.
Tôi nghĩ rằng họ quá tham vọng trong việc ngăn chặn các ca nhiễm và do đó họ phải quay trở lại phong tỏa. Họ có số lượng người tử vong rấh thấp rất nhỏ.
"Và theo suy nghĩ của tôi, chính số người tử vong mới là nguyên nhân thúc đẩy quyết định phong tỏa có quá nhiều tổn thất và thiệt hại kéo theo đó.”
Theo Giáo sư Francois Balloux Từ Đại học College London, khoảng 90% dân số được tiêm phòng, nhưng nếu nhìn cụ thể vào người già, tỷ lệ đó giảm xuống còn 70% và con số đó là không đủ để bảo đảm khả năng miễn dịch công đồng.
Giáo sư Balloux cũng tin rằng chỉ phong tỏa thôi sẽ không bền vững về lâu dài.
"Cuối cùng, việc ngăn chặn vi-rút trở nên rất khó khăn. Và trong trường hợp không có khả năng miễn dịch trong quần thể do nhiễm dịch trước đó và tỷ lệ tiêm chủng kém, đây là một tình huống khó khăn."
Số ca nhiễm bệnh của Trung Quốc thấp hơn so với Hoa Kỳ và các nước lớn khác.
Nhưng đảng cầm quyền đang kiên định với chính sách “không COVID”, kêu gọi cách ly mọi trường hợp, trong khi các chính phủ khác đang nới lỏng việc đi lại và các biện pháp kiểm soát khác và cố gắng sống chung với vi rút.
Trung Quốc là nhà giao dịch lớn nhất thế giới và là thị trường hàng đầu của các nước láng giềng châu Á - và cả Úc.
Sự tụt giảm trong nhu cầu của người tiêu dùng hoặc nhà máy có thể gây tổn hại cho các nhà sản xuất dầu và các nguyên liệu thô khác, chip máy tính và linh kiện công nghiệp cũng như thực phẩm và hàng tiêu dùng trên toàn cầu.
Giáo sư Balloux nói rằng chính sách hiện tại đơn giản là không hiệu quả.
“Thực tế là không có bất kỳ biện pháp nào khác, chẳng hạn như tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe, bảo đảm rằng mọi người được tiêm phòng hoặc không, thì về căn bản, họ chỉ đang né tránh giải quyết vấn đề này.”