Thủ tướng Palestine Mohammad Shtayyeh đã đệ đơn từ chức lên Tổng thống Chính quyền Palestine là ông Mahmoud Abbas.
Chính quyền Palestine cai trị một phần Bờ Tây bị chiếm đóng.
Ông nói rằng ông sẽ từ chức, do bạo lực leo thang trong lãnh thổ và cuộc chiến ở Gaza.
"Quyết định này được đưa ra dựa trên những diễn biến chính trị, an ninh và kinh tế, liên quan đến cuộc tấn công nhằm vào người dân của chúng tôi ở Gaza và sự leo thang chưa từng có ở Bờ Tây và Jerusalem, cũng như những gì người dân chúng tôi và chính nghĩa của người Palestine đang phải đối mặt, cũng như những gì mà người dân chúng tôi và người Palestine đang phải đối mặt".
"Hệ thống chính trị của chúng ta đã bị tấn công mạnh mẽ theo cách chưa từng có”, Mohammad Shtayyeh.
Việc nầy xuất hiện trong bối cảnh Hoa Kỳ gây áp lực buộc chính phủ Palestin phải nỗ lực hướng tới một cơ cấu chính trị, có thể cai trị một nhà nước Palestine khi chiến tranh kết thúc.
Còn Israel cho biết, họ sẽ không chấp nhận sự cai trị của Chính quyền Palestine đối với Gaza sau chiến tranh và có ý định duy trì cái mà họ gọi là "kiểm soát an ninh" đối với khu vực.
Tuy nhiên Liên Hiệp Quốc, phản ứng trước việc ông Shtayyeh từ chức, khi tái khẳng định ủng hộ giải pháp hai nhà nước.
Ông Stéphane Dujarric là người phát ngôn của Tổng thư ký Liên hiệp quốc.
"Một Chính phủ Palestine được củng cố, được trao quyền, có thể quản lý toàn bộ Lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, là rất quan trọng trong con đường đạt được việc thành lập một Nhà nước Palestine hoàn toàn độc lập, dân chủ, có chủ quyền và tồn tại, trên cơ sở Đường ranh giới năm 1967".
"Trong đó Gaza là một phần không thể thiếu, vẫn là con đường duy nhất để đạt được hòa bình lâu dài”, Stéphane Dujarric.
Trong khi đó Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cho biết, Israel đang leo thang tấn công vào các nhóm chiến binh thù địch ở Gaza và Lebanon khi quân đội cho biết, lực lượng không quân của họ đã tấn công các mục tiêu của nhóm chiến binh Hezbollah “sâu bên trong Lebanon”.
Lebanon cho biết các mục tiêu đã bị tấn công, gần thành phố Baalbek phía đông bắc.
Một phát ngôn viên của Hezbollah cho biết, ít nhất hai thành viên của nhóm đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công.
Các cuộc không kích gần Baalbek là một trong những cuộc tấn công sâu nhất vào Lebanon, kể từ cuộc không kích hồi tháng Giêng vào Beirut giết chết viên chức hàng đầu của Hamas, Saleh Arouri.
Bộ trưởng Gallant nói rằng, Israel sẵn sàng hành động chống lại Hezbollah 'ở mọi nơi'.
"Nếu có ai ở đây nghĩ rằng, khi chúng tôi đạt được thỏa thuận thả con tin ở Gaza và đám cháy chấm dứt, điều này sẽ khiến mọi việc dễ dàng hơn những gì đang xảy ra ở đây thì họ đã lầm".
"Chúng tôi sẽ tiếp tục nổ súng và chúng tôi sẽ tăng cường, bất kể điều gì đang xảy ra ở phía nam, cho đến khi chúng tôi đạt được mục tiêu của mình".
"Mục tiêu rất đơn giản là rút Hezbollah về nơi cần đến, hoặc bằng thỏa thuận, hoặc chúng tôi sẽ làm điều đó bằng vũ lực", Yoav Gallant.
Cuộc xung đột không phải là về một cuộc xung đột của một phe hoặc một nhóm người Palestine nào đó, nhưng đã có từ thế kỷ trước, Ahmet Yildiz.
Trong khi đó tại Geneva, Bộ trưởng Ngoại giao Ả Rập Saudi đã phát biểu trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc và kêu gọi chấm dứt chiến tranh ở Gaza.
Hoàng tử Faisal Bin Farhan Al Saud nói rằng, Nghị quyết 27-20 của Hội đồng Bảo an cần được thực hiện, để dỡ bỏ các hạn chế đối với việc cung cấp viện trợ cho Gaza, nhằm giảm bớt nỗi đau khổ của con người.
Ông nói người Palestine có quyền tự quyết và có một quốc gia độc lập.
"Chúng ta nên xua tan những nghi ngờ về quyền của người Palestine được sống trong an ninh và quyền tự quyết của họ, thông qua một tiến trình hợp pháp không thể đảo ngược, để họ có được nhà nước độc lập ở biên giới năm 1967, với Đông Jerusalem là thủ đô trên cơ sở".
"Chúng tôi kêu gọi tất cả các nước tuân thủ các nguyên tắc hòa bình và công lý, đồng thời hợp tác để chấm dứt cái mà chúng tôi có thể gọi là hình phạt tập thể và những hậu quả nghiêm trọng của nó”, Faisal Bin Farhan Al Saud.
Trong khi đó Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết, một cuộc tấn công quân sự ở thành phố Rafah, cực nam của Gaza có thể bị trì hoãn, nếu đạt được thỏa thuận về lệnh ngừng bắn kéo dài nhiều tuần giữa Israel và Hamas.
Ông tuyên bố chiến thắng hoàn toàn trên lãnh thổ, sẽ đến trong vòng vài tuần sau khi cuộc tấn công bắt đầu.
Các cuộc đàm phán được cho là đã được nối lại ở Qatar ở cấp độ chuyên gia, với các cuộc thảo luận dự kiến sẽ diễn ra ở Cairo với mục đích đạt được lệnh ngừng bắn và thả hàng chục con tin bị giam giữ ở Gaza cũng như những người Palestine bị Israel cầm tù.
Các nhóm nhân đạo đang cảnh báo về một thảm họa nhân quyền, nếu cuộc tấn công ở Rafah diễn ra khi hơn một nửa dân số Gaza đang trú ẩn trong khu vực trước đây, được chỉ định là vùng an toàn.
Rafah là điểm tiếp nhận viện trợ chính của Gaza và Mỹ cùng các đồng minh khác nói rằng, Israel phải tránh làm hại dân thường.
Tuyên bố tại một hội nghị kinh tế ở Abu Dhabi, Bộ trưởng Kinh tế và Công nghiệp Israel Nir Barkat nói rằng, Israel cam kết giành chiến thắng trong cuộc chiến ở Gaza và loại bỏ Hamas bất kể thiệt hại kinh tế đối với đất nước.
“Như tôi đã nói, tôi nghĩ Israel cam kết sẽ tìm mọi phương cách, như lật lên mọi tảng đá để tìm hiểu xem, liệu chúng tôi có thể thả con tin hay không".
" Nhưng nếu Hamas nghĩ rằng, chúng tôi sẽ chấm dứt chuyện này khi họ quay trở lại nắm quyền, thì họ sẽ sai rồi, chúng tôi sẽ không để điều đó xảy ra”, Nir Barkat.
Trong khi đó ông Barkat, người được nhiều người coi là ứng cử viên tiềm năng kế nhiệm Thủ tướng Benjamin Netanyahu, đã nói rõ rằng an ninh quốc gia không chỉ là tối quan trọng, mà còn quan trọng đối với nền kinh tế Israel.
Trong một diễn biến khác, tòa án cao nhất của Liên Hiệp Quốc đã xét xử ngày tranh luận cuối cùng về vấn đề tính hợp pháp của việc Israel ,chiếm đóng Lãnh thổ Palestine kể từ năm 1967.
Tòa án Công lý Quốc tế đã nghe các tuyên bố từ Thổ Nhĩ Kỳ và Liên đoàn Ả Rập về vấn đề lịch sử.
Israel đã không có mặt tại các phiên điều trần, nhưng đã đệ đơn bằng văn bản vào năm ngoái, lập luận rằng các câu hỏi đưa ra tòa, là mang tính định kiến và phớt lờ quyền và nghĩa vụ bảo vệ công dân của mình.
Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ là ông Ahmet Yildiz nói rằng sự chiếm đóng và việc không tiến tới giải pháp hai nhà nước, là 'trở ngại thực sự' đối với hòa bình trong khu vực.
"Tình hình diễn ra sau ngày 7 tháng 10 một lần nữa chứng minh rằng, nếu không giải quyết được nguyên nhân sâu xa của cuộc xung đột Israel-Palestine, thì không thể có hòa bình trong khu vực".
"Xung đột Israel-Palestine không bắt đầu vào ngày 7 tháng 10 năm 2023".
"Cuộc xung đột không phải là về một cuộc xung đột của một phe hoặc một nhóm người Palestine nào đó, nhưng đã có từ thế kỷ trước”, Ahmet Yildiz.
Được biết 15 thẩm phán quốc tế tại The Hague cuối cùng sẽ đưa ra ý kiến tư vấn không mang tính ràng buộc, theo yêu cầu của Đại hội đồng Liên hiệp quốc vào năm 2022.