"Chấm dứt phong tỏa chấm dứt phong tỏa", đó là những tiếng hô của người người biểu tình ở Thượng Hải đêm qua, 28/11.
Những người biểu tình đứng đối mặt với hàng rào các cảnh sát, tay giơ cao những tờ giấy trắng.
Những tờ giấy trắng là một cách tố cáo sự kiểm duyệt và bịt miệng người dân của chính quyền rằng nhà cầm quyền có thể kiểm duyệt ra những điều khiến họ lo sợ từ một tờ giấy trắng.
Cảnh sát vũ trang đã được huy động dày đặc để giải tán đám đông. Rất nhiều người biểu tình đã bị đàn áp, đánh đập ngay tại hiện trường và bị cảnh sát bắt giữ đưa về đồn thẩm vấn, tra khảo..
Tại Bắc Kinh, một người biểu tình giấu tên bày tỏ sự ủng hộ đối với những người bị bắt vì biểu tình ở Thượng Hải:
"Ở Thượng Hải, rất nhiều người đã bị giam giữ, không chỉ đêm qua. Họ đã lên tiếng vì chúng ta, vì tất cả mọi người, để những người giao hàng không bị nhốt trong căn hộ của họ, để mọi người có thể nhận được thuốc và thực phẩm. Chúng ta cần ủng hộ họ. Hãy trả tự do cho những người ở Thượng Hải!”
Trước đây, các cuộc biểu tình vẫn thường diễn ra ở Trung Quốc, nhưng chủ yếu là các vấn đề địa phương và phản đối cách hành xử của chính quyền địa phương.
Lần này, mục tiêu của những người biểu tình là đỉnh của kim tự tháp.
Trung Quốc đang ghi nhận số ca nhiễm Covid cao nhất kể từ khi đại dịch bùng nổ và chính phủ đã phản ứng bằng cách phong tỏa nghiêm ngặt. Đây là quốc gia cuối cùng trên thế giới làm như vậy khi mà ở mọi nơi khác đại dịch Covid không còn là vấn đề đe dọa đời sống người dân.
Chính quyền Trung Quốc khăng khăng bảo vệ chính sách zero-Covid không có COVID như là một cách tránh lây lan chết chóc và là biện pháp cần thiết để ngăn hệ thống chăm sóc sức khỏe không bị quá tải.
Các quan chức đã tuyên bố sẽ tiếp tục với nó bất chấp sự phản đối ngày càng tăng của công chúng và tác động ngày càng tăng của biện pháp này đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Các nhà chức trách Trung Quốc đã tìm cách nhắm mục tiêu nhiều hơn vào các biện pháp hạn chế COVID của họ, nhưng nỗ lực đó đã bị thách thức bởi sự gia tăng các ca nhiễm khi Trung Quốc phải đối mặt với biến thể Omicron trong mùa đông đầu tiên với một tốc độ lây truyền cao.
Biện pháp phong tỏa chặt đang gây thiệt hại cho người dân.
"Chúng tôi không muốn dối trá, chúng tôi muốn nhân phẩm. Chúng tôi không muốn cách mạng văn hóa, chúng tôi muốn cải cách. Chúng tôi không muốn một lãnh tụ, chúng tôi muốn đi bầu cử. Đừng làm nô lệ, hãy là một công dân."
Đó là những tiếng hô vang của những người biểu tình.
Tập Cận Bình đã biến chính sách không có COVID thành thương hiệu của mình và vì vậy ông phải chịu trách nhiệm với những hậu quả của chính sách này, đó là cách biểu đạt của những người biểu tình.
Điều này xảy ra chỉ sáu tuần sau khi một người đàn ông treo một biểu ngữ chống Tập Cận Bình trên một cây cầu ở Bắc Kinh trong khi Đại hội Đảng Cộng sản sắp bắt đầu và người này hiện nay nổi tiếng với biệt danh Bridge Man Người Đàn ông Trên Cầu.
Vào thời điểm đó, chính quyền không thể ngăn chặn tin tức lan truyền mặc dù kiểm duyệt liên tục.
Tại cuộc biểu tình ở Thượng Hải, một sinh viên tên Zoo không ngại bày tỏ sự bất bình của mình đối với người đứng đầu quốc gia và đảng cộng sản Trung Quốc.
"Thật điên rồ. Tôi nghĩ, bắt đầu là do Chủ tịch Tập Cận Bình. Chúng ta nên chấm dứt chế độ độc tài của ông ta bởi vì ông ta chỉ quan tâm đến bản thân mình, đến chế độ độc tài của ông ta. Đây là lý do tại sao nhiều người đã chết vì ông ta. Nhưng bây giờ, có một tin tốt là nhiều người nhận ra chủ tịch là bất hợp pháp."
Tại Thượng Hải, những người biểu tình tập trung tại một con phố có tên là Đường Tân Cương Urumqi way để đặt nến và biểu ngữ.
Một trong số họ đã ghim một trang bìa tạp chí Time đã được sửa chữa, có hình của Tập Cận Bình, nơi ông ấy thêm hai từ để truyền tải thông điệp của ông: Time To Go Đã đến lúc phải đi.
Người ta nghe thấy một người biểu tình nói rằng "Tôi yêu đất nước của mình, nhưng tôi không yêu chính phủ của mình".
Để tránh bị buộc tội là chống chủ nghĩa yêu nước, những người biểu tình đôi khi vẫy cờ Trung Quốc và hát quốc ca, hoặc bài hát Cộng sản, Quốc tế ca.
Giờ đây, ngay cả những biểu tượng này, vốn gợi nhớ đến cuộc cách mạng trong quá khứ, cũng đang bị chính quyền giám sát chặt chẽ, như một người biểu tình ẩn danh than thở:
"Làm sao mà quốc ca của nước mình, hay Quốc tế ca, những bài hát được hát trong các cuộc họp chính thức lại bị cấm? Làm sao có thể bị bắt vì hát những bài hát đó?"
Khi các cuộc biểu tình diễn ra, những khẩu hiệu như "Tập Cận Bình, hãy từ chức" và "Đảng Cộng sản, hãy từ chức" ngày càng trở nên thường xuyên hơn, bất chấp sự hiện diện dày đặc của cảnh sát.
Người biểu tình cũng xuống đường ở các thành phố Vũ Hán và Thành Đô, trong khi sinh viên ở nhiều trường đại học trên khắp Trung Quốc biểu tình vào cuối tuần.
Các cuộc biểu tình thậm chí còn lan đến trường đại học danh tiếng Thanh Hoa ở Bắc Kinh.
Đại học Thanh Hoa là nơi mà ông Tập Cận Bình theo học và tốt nghiệp.