Năm năm trước, một điều lệ ra đời cách nay 116 năm của Hiến pháp Úc đã suýt có thể được áp dụng để giải tán chính phủ.
Mục 44 trong Hiến pháp nói rằng bất kỳ ai dù đó là là chủ thể hoặc công dân, hoặc có quyền của một chủ thể hoặc công dân, của một thế lực nước ngoài thì cấm không được bầu vào quốc hội.
Vào năm đó đã có tổng cộng15 chính trị gia đương nhiệm đã từ chức vì vấn đề hai quốc tịch của họ, khiến chính phủ Turnbull lúc bấy giờ sụt mất số thành viên trong hạ viện.
Và bây giờ 5 năm sau, cả hai đảng lớn mỗi đảng bị loại một ứng cử viên vì vấn đề hai quốc tịch.
Chuyên gia luật hiến pháp, Giáo sư Cheryl Saunders từ Đại học Melbourne cho biết Mục 44 của Hiến pháp được viết ra trong một bối cảnh hoàn toàn khác với bây giờ.
"Phần này thực sự đã sử dụng cụm từ 'chủ thể hoặc công dân của một thế lực nước ngoài'. Và câu hỏi đặt ra là: ai là một thế lực ngoại bang vào năm 1901 khi Hiến pháp Úc có hiệu lực và Úc vẫn còn là một thuộc địa bên trong Đế quốc Anh? Và thực sự bây giờ, không có quốc gia nào trong Đế quốc Anh rất rộng lớn thời đó là cường quốc nước ngoài. Vì vậy, bối cảnh đã thay đổi đáng kể và nó khiến chúng ta rơi vào tình thế cần phải quyết định cách quản lý."
Để thay đổi bất kỳ phần nào của Hiến pháp, Úc cần tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý, và điều đó sẽ vừa kéo dài vừa tốn kém.
Nhưng ở một quốc gia thường được ca tụng là quốc gia đa văn hóa thành công nhất trên trái đất, Giáo sư Saunders nói rằng không nghi ngờ gì Mục 44 Hiến pháp đặt ra một vấn đề.
"Đó là một vấn đề đối với một quốc gia đa văn hóa, đa văn hóa một cách vui vẻ và có rất nhiều công dân song tịch. Về bản chất, Mục 44 loại họ khỏi một quyền chính trị quan trọng - không được tranh cử vào chức vụ dân cử tại cấp quốc gia. Về nguyên tắc, đó là một vấn đề rất nan giải. Trên thực tế, rất khó để biết phải làm gì với nó."
Nhìn vào các con số, có thể thấy rằng quốc hội Úc không thực sự là đa văn hóa và đa sắc màu đại diện.
Dữ liệu gần đây nhất của Úc cho thấy chỉ 4,1% tổng số nghị sĩ đến từ nguồn gốc không phải châu Âu.
Con số này so với ước tính khoảng 21% dân số nói chung.
Tỷ lệ tương tự cũng được phản ánh trong nội các hôm nay - chỉ một trong số 24 bộ trưởng có nguồn gốc không nằm trong châu Âu.
Quyền giám đốc Văn Phòng Chính sách Sydney và cựu Đặc phái viên chuyên trách vấn đề Phân biệt Chủng tộc của Úc, Giáo sư Tim Soutphommasane cho biết những con số đó chỉ đơn giản là không phản ánh nước Úc hiện đại.
"Theo tình trạng hiện nay, bạn phải nhân lên gấp 5 lần số lượng nghị sĩ không phải gốc Châu Âu thì đạt được điều gì đó đại diện cho tính đa sắc tộc của nước Úc hiện đại ngày nay. Nếu chúng ta không có một quốc hội phản ánh sự đa dạng văn hóa thì tính hợp pháp của nó sẽ bị ảnh hưởng. Điều đó có nghĩa là những người trong cộng đồng của chúng ta không nhất thiết phải thấy mình là một phần của các tổ chức chính tạo nên quốc gia chúng ta."
Và, có vẻ như Úc đang tụt hậu so với các quốc gia khác.
Ở Anh, các nghị sĩ sắc tộc chiếm 10% trong quốc hội, so với 14% dân số.
Và ở Mỹ con số này là 23% so với 36% dân số.
Chỉ thay đổi Mục 44 có lẽ sẽ không khắc phục được điều đó, bởi vì hầu hết các chính trị gia bị phát hiện bởi nó đều xuất thân từ Châu Âu.
Theo Giáo sư Soutphommasane thì nếu các đảng chính trị lớn không giải quyết vấn đề này, nghiêm túc suy nghĩ về sự đa dạng văn hóa bằng cách đặt ra mục tiêu cho các ứng cử viên của họ, nhằm đảm bảo có sự đại diện nhiều hơn cho cộng đồng di dân thì khả năng thay đổi vẫn còn lâu.
Nhưng các cộng đồng đa văn hóa nói rằng đó là một trong nhiều rào cản cấu trúc ngăn họ tham gia - và điều đó cần giải quyết
Fowler ở phía tây nam của Sydney là một thành trì của Lao động.
Nhưng vào năm ngoái đảng này đã khuấy động sự tức giận, khi họ bỏ qua luật sư địa phương Tu Le, một người Úc gốc Việt, để đặt ra cho cử tri người Việt vùng Fowler bà Kristina Keneally, một chính khách chuyên nghiệp sống cách xa khu vực Fowler gần 50 km.
Cô Tú Le nói rằng cộng đồng cảm thấy thất vọng.
"Có cảm giác rằng, với tư cách là một cộng đồng, chúng tôi được coi là hiển nhiên, chấp nhận việc người ta thả dù ứng cử viên từ nơi khác xuống mà không phải là người địa phương và cũngkhông phản ánh sự đa dạng trong cộng đồng."
Cô Tú Lê cho biết các rào cản đối với việc tham gia rất nhiều và đa dạng.
Cô tin rằng sẽ cần rất nhiều ý chí từ cả hai đảng chính trị để loại bỏ chúng.
"Điều đầu tiên là bạn không có kiến thức về thể chế, không có các kết nối và mạng lưới và đó là một số điều bạn phải xây dựng một cách hữu cơ và nên bắt đầu xây dựng từ bây giờ. Có cảm giác như là chúng tôi vẫn là khách ở đất nước này. Chúng tôi không có quyền đối với những việc như tranh cử vào Quốc hội. "
Kinh nghiệm của cô cho thấy Mục 44 không phải là rào cản duy nhất - cũng không phải là lớn nhất.
Nhưng với số lượng công dân song tịch lên tới hàng triệu người - đó là một phần đáng kể người Úc bị loại trừ ra khỏi các cuộc bầu cử ngay cả trước khi nó bắt đầu.
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung