"You're the Voice try and understand it, make a noise and make it clear! Woaaahhhhhhhhh"
Một bài quốc ca không chính thức của Úc.
Giờ đây, đó là nhạc nền cho quảng cáo của chiến dịch Yes, ủng hộ Tiếng nói bản địa trước Quốc hội.
Quảng cáo này kết hợp đĩa đơn ăn khách "You're the Voice" của John Farnham với những khoảnh khắc biến đổi trong lịch sử nước Úc.
Nó sẽ được phát trên truyền hình và mạng xã hội trước cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 14 tháng 10.
Đồng Chủ tịch Đối thoại Uluru Megan Davis cho biết khán giả của quảng cáo đều là người Úc.
"Mẩu quảng cáo đó có tác động đặc biệt đến chúng tôi vì đó là thế hệ của chúng tôi. Khi nó ra đời, chúng tôi còn trẻ. Nó là quảng cáo dành cho người Úc. Quảng cáo này bày ra cho thấy một số lượng lớn đáng kinh ngạc các quyết định mà chúng ta đã làm với tư cách là một quốc gia. Chúng ta có lo âu về quốc gia của mình, nhưng thực ra tất cả cũng chỉ để dẫn tới một nước Úc tốt đẹp hơn và mọi người đều đoàn kết với nhau. Và đó chính là nội dung của quảng cáo."
Trong một tuyên bố, Farnham nói rằng bài hát này đã thay đổi cuộc đời ông và ông ấy thể hy vọng nó có thể giúp thay đổi cuộc sống của những người dân First Nations tốt đẹp hơn.
Sự hợp tác đánh dấu lần đầu tiên Farnham cho phép sử dụng bài hát mang tính biểu tượng trong một quảng cáo.
Lãnh đạo Đảng Quốc gia David Littleproud, người phản đối The Voice, đã tận dụng quảng cáo này như một cơ hội để chỉ trích chiến dịch Yes.
"Chà, chính ở ngay câu đầu 'you're the voice trying to understand it' 'bạn là tiếng nói cố gắng để hiểu nó là gì'. Và trên thực tế, người Úc không hiểu điều đó bởi vì Thủ tướng chưa sẵn sàng để họ tin tưởng, chưa sẳn sàng để đưa ra quyết định về cơ chế chính xác của pháp luật, về cách thức hoạt động của việc này. Nếu ông ấy không tin tưởng người dân Úc thì tại sao họ phải tin tưởng ông ấy? Đó là một cơ hội thực sự. Chúng tôi nghĩ, thật không may, ông ấy đã chia rẽ đất nước. Nếu vấn đề chỉ là để có sự công nhận của hiến pháp. Tôi nghĩ chuyện này dễ dàng lắm."
Lãnh đạo phe đối lập Peter Dutton tiết lộ rằng ông sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai chỉ để bảo đảm sự công nhận của các Quốc gia thứ nhất trong hiến pháp trong trường hợp Tiếng nói không được thông qua.
Tuy nhiên, ông vẫn chưa nói rõ chính xác hình thức công nhận theo hiến pháp sẽ diễn ra như thế nào - chỉ đơn giản nói rằng những quan điểm phản đối Tiếng nói tại Quốc hội.
Ông Dutton nói rằng người Úc sẽ lại đến các phòng bỏ phiếu nếu cuộc bỏ phiếu đồng ý không thành công - và nếu ông giành được quyền lực trong cuộc bầu cử tiếp theo.
"Chúng tôi đã đi đến cuộc bầu cử cuối cùng trong một số cuộc bầu cử trước đó cùng với chính sách của chúng tôi và đó cũng sẽ là chính sách của chúng tôi trong cuộc bầu cử tiếp theo. Tôi nghĩ việc công nhận người Úc bản địa trong hiến pháp là đúng đắn và tôn trọng . Chúng tôi sẽ làm việc với Đảng Lao động để tìm ra tiếng nói chung. Nhưng việc Thủ tướng làm trò trẻ con này, nó làm tôi nhớ đến Kevin Rudd rằng đây là thách thức đạo đức lớn nhất của thời đại chúng ta, nhưng nếu bạn không kiên định thì những người khác sẽ rời bỏ, và tôi không nghĩ đó là lợi ích tốt nhất của người Úc."
Kế hoạch tổ chức cuộc trưng cầu dân ý lần thứ hai của lãnh đạo phe đối lập liên bang đã bị các chính trị gia thuộc mọi phe phái chính trị chỉ trích - bao gồm cả Thủ tướng Anthony Albanese, Thượng nghị sĩ Độc lập Jacqui Lambie và Nghị sĩ Đảng Tự do Bridget Archer.
Vâng, nhà vận động Kristie Parker, cố vấn của Đối thoại Uluru, nói rằng ông Dutton đang đạo đức giả.
"Nó chứng tỏ rằng lãnh đạo phe đối lập không lắng nghe Thổ dân và người dân đảo Torres Strait về một yêu cầu rất rõ ràng cho điều gì mà sẽ thay đổi cuộc sống của chúng tôi. Một số người nói rằng cuộc trưng cầu dân ý là một công việc tốn kém nhưng ở đây chúng ta lại có lãnh đạo phe đối lập đề xuất để chi cùng một số tiền vào thứ gì đó mà không làm thay đổi cuộc sống. Đó là khoản đầu tư kém nhất so với số tiền đóng thuế của người Úc."
Ngoại trưởng Penny Wong nói điều quan trọng là phải tập trung vào cuộc trưng cầu dân ý hiện nay.
"Chúng tôi có một cuộc trưng cầu dân ý. Nó diễn ra vào tháng tới và bây giờ chúng ta có cơ hội để làm điều này. Những gì tôi biết về ông Dutton là về chính trị đối với ông ấy. Đây không phải là về con người. Đây là về chính trị, về đảng phái và quan điểm chính trị của ông ấy. Trong khi tôi nghĩ điều nên nói là về con người và về quốc gia mà chúng ta muốn nhìn thấy."
Và bạn có thể tìm thấy thông tin toàn diện về cuộc trưng cầu dân ý bằng cách truy cập cổng thông tin SBS Voice Referendum tại www.sbs.com.au/voicereferendum.