'Giải cứu' 100 tấn vải cũ khỏi bãi rác: Annie đã biến đồng phục bỏ đi thành đồ nội thất như thế nào?

Worn up co-founder Annie Thompson (SBS-Sandra Fulloon).jpg

Worn up co-founder Annie Thompson Source: SBS / Sandra Fulloon

Cả nước Úc có khoản 9000 trường học với hơn 4 triệu học sinh, mỗi năm có khoản 2000 tấn đồng phục cũ ra bãi rác. Một doanh nghiệp nhỏ đã nghĩ ra một giải pháp mới biến các bộ đồng phục cũ thành các loại bàn ghế, giúp làm giảm thiểu vấn đề rác thải dệt may vốn đang gia tăng trên thế giới.


Những đống đồng phục bỏ đi đang được phân loại tại một nhà kho ở phía tây bắc Sydney. Tình nguyện viên Lily Watt giải thích rằng chúng được thu thập bởi một doanh nghiệp nhỏ với mục tiêu lớn - giảm lượng rác vải may mặc đưa đến bãi rác.

“Công việc hôm nay của tôi là phân loại quần áo theo màu, màu trắng theo màu trắng và các màu khác. Tôi rất nhiệt thành với việc giúp làm giảm rác thải vào bãi rác, và vì vậy tái sử dụng, chế là rất quan trọng, vì môi trường có một vị trí rất lớn trong trái tim tôi.”

Lily sống ở địa phương và đã học xong trung học vào năm ngoái. Cô rất vui khi tìm được đường đi cho những bộ đồng phục cũ không dùng nữa của mình.

“Là con út nên tôi không biết phải làm gì với đồng phục của mình khi ra trường, vì các anh chị lớn của tôi chuyển giao các chúng cho tôi, may là sau đó tôi biết được quy trình này và tôi đã tặng đồng phục của mình.”

Đồng phục của Lily nằm trong số hàng ngàn bộ đồng phục được nhận bởi một doanh nghiệp gia đình nhỏ có tên Worn Up. Doanh nghiệp chuyên chế biến vải thành đồ nội thất!

Và với 9.000 trường học ở Úc, đó là một nguồn tài nguyên khổng lồ các bộ đồng phục cũ thải ra, người đồng sáng lập Murray Fuller nói.

“Chúng tôi đã đến một số trường, thường là những trường lớn và đôi khi họ chuyển cho chúng tôi 1,1 tấn quần áo sau một năm. Vì vậy, nếu tất cả các bộ đồng phục đó đều bị đua ra rác thải thì quá buồn, đúng không.”

Trên khắp nước Úc, người đồng sáng lập Annie Thompson cho biết núi đồng phục cũ của học sinh ngày càng cao.

“Số lượng vô cùng lớn. Có hơn 4 triệu học sinh ở Úc mặc đồng phục. Mỗi em trung bình mặc 10 kg đồng phục trong khoảng thời gian từ 12 đến 24 tháng. Các trường học muốn giải tìm giải pháp cho vấn đề này!”

Người ta ước tính rằng mỗi năm các trường học ở Úc gửi khoảng 2.000 tấn đồng phục cũ đến bãi rác. Và đó chỉ là một phần của vấn đề tiêu thụ. Úc sản xuất và nhập khẩu 1,4 tỷ bộ quần áo mỗi năm – tương đương hơn 370.000 tấn. Cô Thompson giải thích.

“Rác thải dệt may là một vấn đề lớn. Hầu hết là chúng kết thúc ở bãi rác. Chỉ 1/4 lượng rác thải dệt may được tái chế vì Úc chưa có cơ sở hạ tầng. Thật sự rất khó chịu vì có rất nhiều thứ chúng ta có thể làm với những vật liệu này.”

Và đây là cách Worn Up thực hiện điều đó. Đồng phục cũ được cắt nhỏ, sau đó trộn với các vật liệu khác và ép ở nhiệt độ cao để tạo thành những tấm ván phẳng, đầy màu sắc. Cô Thompson cho biết các tấm ván có thể được tạo hình thành mặt bàn và các vật dụng khác.

“Quần áo nổi tiếng là khó tái chế. Chúng tôi thích đồng phục vì dễ đoán ra chất liệu của nó và chủ yếu là polyester, mà polyester thì tồn tại trong bãi rác 100 năm, rất không tốt cho môi trường. Vì vậy, chúng tôi muốn khai thác tính chất đó và năng lượng tiềm ẩn đã được sử dụng để tạo ra chúng và biến chúng thành thứ gì đó hữu ích.”

Cô Thompson đang học năm thứ hai chương trình thạc sĩ về phát triển bền vững và cho biết Worn Up phát triển từ một dự án trước đó kinh doanh quần áo học sinh thân thiện môi trường .

“Chúng tôi đã làm việc với 195 trường học trên toàn quốc. Ngay cả từ Tasmania người ta cũng có thể gởi đồng phục của họ cho chúng tôi, rất nhiệt tình. Và chúng tôi đã làm việc với 13 hội đồng, những người đã trả tiền để các trường đó gửi đồng phục của họ cho chúng tôi xử lý.”

Tổ chức khoa học quốc gia Úc CSIRO đã tham gia vào hành trình này thông qua chương trình KickStart. Giám đốc Tiến sĩ Megan Sebben giải thích.

“Chúng tôi bắt đầu làm việc với Annie và nhóm của cô tại Worn Up vào khoảng năm 2022. Họ đã liên hệ với chúng tôi về việc đăng ký chương trình Kickstart và kết nối với các nhà nghiên cứu của CSIRO. Vì vậy, dự án CSIRO Kickstart đã xem xét việc thử nghiệm sản phẩm để xem nó bền đến mức nào và sau đó cũng xem xét các lĩnh vực mà chúng tôi có thể cải thiện, chẳng hạn như độ bền hoặc các khía cạnh khác của vật liệu.”

Tại phòng trưng bày Worn Up, có rất nhiều mẫu vật làm từ chất liệu đồng phục cũ tái chế – từ bàn đến ghế, mặt bàn thậm chí cả thớt được làm ra từ các loại vải nhiều màu sắc qua tái chế. Tuy nhiên, hiện tại, cô Thompson cho biết trong khi quy mô sản xuất tăng lên, họ đã ngừng thu đồng phục từ các trường học và thay vào đó tập trung vào đồng phục công sở.

“Chúng tôi thực sự cần nguồn tài trợ để có thể mở rộng thương mại và tiến về phía trước. Chúng tôi nghĩ rằng có cơ hội lớn cho chúng tôi trong lĩnh vực nội thất thương mại được sản xuất tại Úc. Chúng tôi hy vọng được hợp tác với một số nhà sản xuất thương mại lớn hơn.”

Trên thực tế, đồng phục bị bỏ đi chỉ là một phần của vấn đề rác thải quần áo đang gia tăng. Theo Viện Úc (Australia Institute), trung bình một người Úc mua khoảng 56 mặt hàng mới mỗi năm, trong đó có hơn 200 ngàn tấn quần áo – nhiều loại có chứa thành phần tổng hợp – sau đó thải ra bãi rác. Đó là lý do CSIRO cho rằng biến vải thành đồ nội thất là một lựa chọn tốt hơn. Tiến sĩ Sebben giải thích:

“Sản phẩm này thực sự mới lạ và giải quyết được một vấn đề khá nghiêm trọng mà chúng ta gặp phải khi nói đến giải pháp môi trường bền vững và nền kinh tế tuần hoàn, nó rõ ràng không được đề cập nhiều như đối với các loại nhựa và chất gây ô nhiễm khác, dù nó vẫn ảnh hưởng đến môi trường. CSIRO rất chú trọng với sáng kiến chấm dứt rác thải nhựa. Do vậy, chúng tôi xác định đây là một thách thức toàn cầu rất nghiêm trọng. Đối với chúng tôi, hợp tác với các công ty như Worn Up là một cơ hội thực sự tốt để bắt đầu giải quyết vấn đề này theo nhiều cách khác nhau, bao gồm cả các ứng dụng trong ngành để giải quyết vấn đề lớn mà chúng tôi gặp phải.”

Và mặc dù việc tái chế được nhiều tổ chức môi trường bao gồm cả Planet Ark hoan nghênh, nhưng Giám đốc Phát triển Kinh tế Tuần hoàn, Tiến sĩ Nicole Garofano, cho biết cần nhiều hơn thế.

“Các sáng kiến như Worn Up rất tuyệt vời trong việc giữ cho vật liệu được tái sử dụng, nhưng với tư cách cá nhân, chúng tôi có thể làm gì? Mỗi năm, chúng ta có 1,4 tỷ đơn vị quần áo mới được sản xuất hoặc nhập khẩu vào Úc, hầu hết là những vật liệu không bền, và không tái sử dụng. 200.000 tấn quần áo - quần áo chứ không phải hàng dệt may nói chung - được đưa đến bãi rác ở Úc mỗi năm. Vì vậy, sáng kiến tái chế này là hình thức tuyệt vời tái sử dụng các vật liệu có giá trị. Về phần mình, chúng ta cần làm gì? Chúng ta thực sự cần giảm mức tiêu thụ nguyên liệu và trong trường hợp này là hàng dệt may.”

Nhiều sản phẩm tái chế là một phần của nền kinh tế tuần hoàn của Úc. Người đồng sáng lập Annie Thompson hy vọng FABtec còn có thể làm được nhiều hơn thế, một ngày nào đó giúp giảm bớt gánh nặng rác thải dệt may ngày càng tăng trên toàn cầu.

“Chúng tôi thực sự muốn thấy Fabtech vươn ra toàn cầu. Chúng tôi là công ty toàn cầu đầu tiên của Úc và sẽ thật tuyệt vời nếu chúng tôi thấy nó trở thành quen thuộc ở khắp mọi nơi. Gần đây chúng tôi đã trưng bày tại Design Expo ở Sydney và đã nhận được phản hồi tích cực từ các nhà thiết kế nội thất, kiến trúc sư và nhà thiết kế công nghiệp. Và chúng tôi đã nhận được một vài đơn đặt hàng từ đó. Chúng ta đang trên con đường thương mại hóa. Cuối cùng, bạn thử hình dung nếu như mỗi người trong 4 triệu học sinh ở Úc đều ngồi vào một chiếc bàn làm từ đồng phục của họ không thì sao?”

Share