Người Thổ dân sống sót của Thế Hệ Bị Đánh Cắp tìm lại hành trình đầy cảm xúc

Original gate at Kinchela Boy's Home National Musuem of Australia.jpg

Credit: AAP

Một cuộc tụ họp kéo dài ba ngày tại vùng đất Dunghutti ở New South Wales, sẽ đánh dấu 100 năm kể từ khi mở cửa Nhà trẻ Kinchela Boys khét tiếng. Những người sống sót và hậu duệ của những người sống sót từ Sydney, đã lên tàu từ Ga Central để đi về địa điểm của ngôi nhà.


Một nhóm nam giới Thổ Dân đã thực hiện một hành trình đầy cảm xúc, để lần theo quá khứ đau thương.

Những người sống sót sau Nhà trẻ Kinchela Boys, khét tiếng ở bờ biển phía bắc New South Wales, đang quay trở lại để tưởng nhớ quá khứ và ăn mừng sự kiên cường của họ.

Chú Bobby Young cho biết, ông có cảm xúc lẫn lộn về sự trở lại này.

"Cảm thấy vui và buồn khi được trở lại nơi đó".

"Tôi vẫn nghĩ về những kỷ niệm tại nơi nầy, về tất cả những gì chúng tôi đã trải qua và tất cả những chuyện như vậy”, Bobby Young.
Được biết nhà trẻ Kinchela Aboriginal Boys Training Home, do Chính quyền New South Wales điều hành trong hơn 50 năm, từ những năm 1920 đến những năm 1970.

Theo hướng dẫn của cái gọi là ‘Đạo luật Bảo vệ Người Thổ dân’ năm 1909, chính quyền đã cưỡng chế đưa những cậu bé từ năm đến 15 tuổi khỏi gia đình và gửi chúng đến Kinchela, nếu việc đưa chúng đi được xác định là "vì lợi ích về mặt đạo đức hoặc thể chất", như họ đã tuyên bố.

Chú Bobby Young nói rằng, có khoảng 600 cậu bé giống như chú đã bị bắt cóc, để được huấn luyện để hòa nhập vào xã hội người da trắng Úc.

"Có 600 cậu bé đã đi qua đó, nhưng chỉ còn lại 49 người trong số chúng tôi".

"Khi bạn bước qua cánh cổng địa ngục, đó là cách chúng tôi gọi nó, bởi vì đó không phải là nơi vui vẻ, mà thực sự là buồn bã".

"Vì vậy, sẽ có những ký ức đau buồn khi tôi trở lại đó”, Bobby Young.

Được biết một số người sống sót và gia đình họ đã thực hiện chuyến đi 7 tiếng rưỡi từ Ga Central bằng xe lửa, để tụ họp trong ba ngày tại vùng đất Dunghutti, nhân kỷ niệm 100 năm ngày khánh thành Nhà trẻ Kinchela Boys.

Khu đất này hiện đã được chuyển giao cho người bản xứ đầu tiên sở hữu, do một tổ chức phi lợi nhuận do cộng đồng thổ dân kiểm soát có tên là ‘Tập đoàn Thổ dân Kinchela Boys Home’ điều hành.

Ông Taylor Fitzgerald từ tổ chức này cho biết, đây sẽ là một kỳ nghỉ cuối tuần đầy thử thách, nhưng cộng đồng hy vọng sẽ đoàn kết lại và ăn mừng sự sống sót.

"Có những ranh giới và cuộc chiến đi kèm với điều đó, nhưng thực sự bảo đảm rằng chúng ta đang sống sót qua những gì đã xảy ra với chúng ta với tư cách là con người, không chỉ đối với những người chú của chúng ta".

"Vì vậy đó sẽ là một cuối tuần thực sự sôi động, sẽ có âm nhạc, sẽ có khiêu vũ, sẽ có nghệ thuật, sẽ có các hoạt động dành cho trẻ em".

"Chỉ thực sự quảng bá mọi thứ về Kinchella Boys Home như một tổ chức, nhưng chủ yếu là hỗ trợ việc nói lên sự thật mà những người chú của chúng ta làm hàng ngày”, Taylor Fitzgerald.

Một người sống sót khác, chú Willie Leslie cho biết, ông rất mong được đến thăm địa điểm này.

"Tôi rất mong chờ, thực sự mong chờ. Đây là một khu vực tuyệt đẹp, tôi yêu thích nó”, Willie Leslie.

Vào năm 2018, Viện Y tế và Phúc lợi Úc phát hiện ra có 17 ngàn người sống sót của Thế hệ Bị Đánh Cắp vẫn còn sống ở Úc và Hiệp hội Hàn gắn ước tính, hơn 1 phần 3 số người Úc bản địa là con cháu của những người sống sót.

Ông Taylor Fitzgerald cho biết, hành động bắt đầu chuyến đi từ Ga Trung tâm có ý nghĩa quan trọng, vì nó phản ánh hành trình mà những người đàn ông trước đây buộc phải thực hiện khi còn nhỏ.

"Tất nhiên các chú của chúng tôi nói rằng, Ga Central có tác động rất lớn vì rất nhiều lần đây là nơi câu chuyện, hoặc trải nghiệm cá nhân của họ bắt đầu hành trình đó, để được đưa vào nhà của những cậu bé".

"Tất nhiên một số chú nói về việc bị bỏ rơi ở đây sau đó và sau tất cả những chấn thương và tác động đó, rồi phải tự tìm đường đi”, Taylor Fitzgerald.

Còn ông Brian Shimadry từ Bộ Giao thông New South Wales cho biết, điều quan trọng là Bộ của ông và chính quyền New South Wales nói chung, phải thừa nhận vai trò của mình, trong việc tạo điều kiện cho Thế hệ Bị Đánh cắp, tiến lên phía trước với sự hàn gắn.

"Tôi nghĩ rằng điều rất quan trọng là phải thừa nhận chấn thương và nỗi đau, mà các chuyến tàu đã gây ra trong một phần hành trình của người dân bản địa".

"Chắc chắn với những chàng trai Illa và từ các địa điểm và ngôi nhà khác, tôi nghĩ rằng những chấn thương và nhất là chấn thương liên thế hệ mà điều đó gây ra, là điều mà Bộ Giao thông vận tải và các chuyến tàu của New South Wales, chắc chắn muốn tiến hành hòa giải và tiếp tục hỗ trợ người dân bản địa và cộng đồng Thổ dân của chúng tôi, cũng như lực lượng lao động Thổ dân của chúng tôi”, Brian Shimadry .
Đó sẽ là ba ngày quan trọng để nói lên sự thật, những câu chuyện về sự sống còn, sức mạnh và hy vọng cho tương lai.

Chú Bobby Young cho biết, ông muốn thấy Kinchela trở thành nơi hàn gắn cho các thế hệ tương lai.

"Điều tôi muốn thấy xảy ra ,là nếu chúng ta có thể lấy lại được địa điểm này, chúng ta muốn biến nó thành một bảo tàng, đơn vị và quán cà phê chữa lành và đó là cơ hội cho gia đình, cháu chắt và con cháu chúng ta, để họ có thể tiếp tục tương lai đó cho chúng ta”, Bobby Young.

Đồng hành cùng chúng tôi tại  và cập nhật tin tức ở 

Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ  hay  

Share