Đúng một năm trước, vào ngày hôm nay, các sư tử Atlas Lionesses đã làm nên lịch sử.
Lần đầu tiên trong lịch sử cúp thế giới, họ đã đủ điều kiện tham dự cúp thế giới nữ.
Khi Rosella Ayane của Tottenham ghi bàn để giành chiến thắng trong loạt sút luân lưu trước Nigeria, Ma-rốc trở thành quốc gia Ả Rập đầu tiên lọt vào trận chung kết Cúp bóng đá Châu Phi và đủ điều kiện tham dự Giải vô địch bóng đá nữ thế giới.
Đội đã đến phi trường Melbourne trước thềm World Cup, được chào đón bởi nhóm người hâm mộ địa phương nhỏ nhưng vô cùng cuồng nhiệt.
Sau vài ngày tập luyện và thi đấu giao hữu không khán giả, lần đầu tiên họ tổ chức một buổi tập trước sự chứng kiến của những cổ động viên đáng mến.
Trong số đó có một người hâm mộ Ma-rốc, cô Nora Azougga từ Melbourne.
“Chúng tôi thực sự vui mừng được chào đón đội tuyển quốc gia Ma-rốc của chúng tôi đến Úc. Đây là lần đầu tiên đội tuyển nữ lọt vào World Cup, nên chúng tôi vô cùng phấn khích. Chúng tôi đã xôn xao kể từ đó.
Chúng tôi đã gặp họ ở sân bay, chúng tôi đã theo dõi họ trong trận giao hữu và bây giờ chúng tôi rất mong được xem họ thi đấu ở trận đầu tiên.”
Ông Triss Chaib đã sống ở Úc 43 năm, nhưng ông vẫn ra sân để chào đón đội bóng đại diện cho đất nước mình sinh ra.
“Tôi không thể tin được. Thật vui khi thấy đội của chúng tôi ở Úc. Tôi rất tự hào về những người phụ nữ Ma rốc đang chơi bóng ở Úc. Họ đã cố gắng luyện tập hàng năm trời, giờ họ đang ở đây. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy họ ở Úc.”
Buổi đào tạo công khai đầu tiên mang lại ý nghĩa đối với cộng đồng người Ma-rốc và cộng đồng Hồi giáo rộng lớn hơn ở Melbourne.
Những người ủng hộ đã có thể nhìn thấy cô Nouhaila Benzina, người sẽ trở thành nữ cầu thủ đầu tiên trong lịch sử đội khăn trùm đầu tại FIFA World Cup.
Người hâm mộ, cô Maryan Hagi-Hashi nói rằng đó là một dấu hiệu cho thấy thế giới thể thao đã trở nên dễ chấp nhận hơn.
“Giải đấu năm nay chắc chắn cho thấy rất nhiều đại diện, đặc biệt là đối với cộng đồng của chúng tôi, những cô gái đeo khăn trùm đầu.
Rõ ràng là có sự pha trộn giữa phụ nữ Hồi giáo đeo khăn trùm đầu và không đeo khăn trùm đầu, nhưng xét cho cùng thì tất cả chúng ta đều là người Hồi giáo nên chúng ta sẽ luôn ủng hộ người dân của mình, cộng đồng của chính chúng ta.”
Một số đàn ông Hồi giáo nghĩ rằng phụ nữ không thể chơi bóng đá và bóng đá không dành cho phụ nữ Hồi giáo, nhưng điều đó là sai.Cầu thủ Manozh Noori
Đội Ma-rốc cũng được một đội tuyển quốc gia ủng hộ.
Gần hai năm sau khi thủ đô Kabul sụp đổ, nhiều cầu thủ trong đội tuyển quốc gia Afghanistan hiện đang chơi cho câu lạc bộ A-League Women's Melbourne Victory.
Manozh Noori là đội phó của đội.
Cô nói rằng cách giải thích của Taliban về tôn giáo của cô và việc cấm phụ nữ tham gia các môn thể thao dành cho phụ nữ là sai lầm.
Nếu bạn tìm kiếm trong sách Hồi giáo, họ không nói gì về việc phụ nữ không thể chơi bóng đá. Họ ủng hộ, họ luôn nói rằng phụ nữ có thể chơi bóng đá hoặc một số môn thể thao khác.”
Cầu thủ người Afghanistan, cô Mursal Sadat, nói rằng biểu tượng của Ma-rốc, với tư cách là một đội đại diện cho thế giới Hồi giáo, là rất quan trọng.
“Tôi nghĩ Ma-rốc có thể gửi thông điệp này đến toàn thế giới rằng tư duy của Taliban không giống với những người Hồi giáo khác trên toàn thế giới.
Họ đang gửi thông điệp này tới tất cả mọi người, cộng đồng Hồi giáo, đó là phụ nữ từ các quốc gia Hồi giáo có giá trị hơn những gì mà Taliban đại diện ngày nay.”
Ma-rốc gặp Đức vào tối thứ Hai tới (24 tháng 7) tại Melbourne.