Theo trang mạng Healthdirect của chính phủ Úc, dị ứng phấn hoa (hay fever) “xảy ra khi mũi hoặc mắt của bạn tiếp xúc với chất gây dị ứng mà bạn nhạy cảm”, và bao gồm các triệu chứng phổ biến như:
- ngứa, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
- ngứa hoặc chảy nước mắt
- hắt hơi thường xuyên
- phải thở bằng miệng
- luôn phải hắng giọng
- cảm thấy lạnh đầu
- ngáy khi ngủ
Úc là một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh hay fever cao nhất thế giới, và xếp hạng 7 về viêm mũi dị ứng (allergic rhinitis) trong một nghiên cứu năm 2006 của chương trình The International Study of Asthma and Allergies in Childhood (ISAAC)
Khoảng 19% người Úc bị ảnh hưởng bởi hay fever trong năm 2017/18, theo , trong đó nặng nhất là ở ACT.
LISTEN TO

Sức khỏe là Vàng: Điều trị hay fever sao cho hiệu quả?
SBS Vietnamese
17:51
Mùa hay fever năm nay đến trễ hơn do mưa liên tục trong những tuần qua, nhưng người Úc hiện đang được cảnh báo về mức độ bụi cỏ gia tăng khi thời tiết trở nên ấm hơn.
Cơ quan dự báo phấn hoa Melbourne Pollen do Đại học Melbourne điều hành cho biết số lượng bụi cỏ sẽ từ CAO đến RẤT CAO tại Victoria trong tuần này, trong khi cảnh báo về bệnh hen suyễn do giông bão (thunderstorm asthma) cũng được đưa ra cho thứ Năm tuần này. Hiệp hội Y khoa Úc (NSW) cũng kêu gọi người dân cẩn thận sau khi cảnh báo hen suyễn do giông bão được ban hành trên toàn tiểu bang.
Nhà dự báo khí tượng Jonathan Howe thuộc Nha Khí tượng Úc cho biết những đợt thời tiết ấm áp vào đầu mùa xuân năm nay, sau một mùa đông đặc biệt ẩm ướt ở các vùng phía đông nước Úc, khiến cho hoa cỏ và cây cối phát triển mạnh. Gió cũng thổi bụi cỏ tới các khu vực đông dân cư như Melbourne và Canberra.
Năm nay có gì khác biệt?
Giáo sư Janet Davies, người đứng đầu Nhóm Nghiên cứu Dị ứng tại Đại học Công nghệ Queensland, cho biết mức độ phấn hoa và bụi cỏ thường đạt đỉnh điểm ở Melbourne trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến đầu tháng 12.
Tình trạng này cũng xảy ra ở Sydney và Canberra vào mùa xuân, nhưng đôi khi tiếp tục đến mùa hè.

Sydney's jacaranda trees have bloomed later than normal this year, another sign of the late start to the warmer weather. Source: AAP / Bianca De Marchi
Nhưng thời tiết ẩm ướt năm nay đã chứng kiến sự khởi đầu muộn nhất của mùa hay fever ở Melbourne kể từ năm 2009.
“Đó là một khởi đầu muộn; chúng ta đã có đợt cao điểm đầu tiên vào ngày 31/10 và đợt cao điểm thứ hai vào [thứ Bảy tuần trước], và đây là điều bất thường,” Tiến sĩ Edwin Lampugnani thuộc Melbourne Pollen nói với đài số 10.
Tiến sĩ Lampugnani cho biết có khả năng mùa hay fever năm nay sẽ kéo dài cho đến năm tới, nhưng vẫn còn quá sớm để kết luận vào giai đoạn này.
“Chúng tôi sẽ cần theo dõi xem thời tiết diễn biến như thế nào trong những tuần tới,” ông nói.
Tác động của La Niña
Ước tính có khoảng 45% đến 67% những người bị hay fever là do dị ứng với bụi cỏ. Nghiên cứu của Giáo sư Davies, được công bố trên AusPollen Brisbane, cho thấy mức độ bụi cỏ cao gấp 4,5 lần vào năm ngoái – cũng là năm xảy ra hiện tượng La Niña – so với mức độ trung bình của 5 năm trước đó.
Nghiên cứu được thực hiện trong bốn năm và trên bốn khu vực ở Úc ghi nhận mức độ bụi cỏ cao hơn khi có mưa trước hoặc trong mùa hay fever, gần các trạm giám sát.
Nhiệt độ, nắng, gió và các yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ bụi cỏ.

The La Niña climate pattern brings wetter than normal conditions and this encourages the growth of grass. Source: AAP
Để biết thêm thông tin về hay fever và cách kiểm soát các triệu chứng, bạn có thể ghé thăm trang mạng của và .